• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Triều Tiên 2018: Sau căng thẳng và nguy cơ bùng phát chiến tranh

Thế giới 26/12/2017 15:53

(Tổ Quốc) - Các chuyên gia Bắc Kinh liên tục thúc đẩy các biện pháp đối phó với khả năng có thể xung đột trong năm tới.

Căng thẳng Triều Tiên trong năm 2017

Phản ánh về các vấn đề nghiêm trọng trong suốt 12 tháng qua, các chuyên gia Bắc Kinh gần đây đã thúc đẩy các biện pháp dự phòng nếu chiến tranh có thể xảy ra tại bán đảo Triều Tiên vào đầu năm 2018.

Căng thẳng tên lửa và hạt nhân Triều Tiên có tiếp tục trong năm 2018?

Theo các nhà quan sát, không có tín hiệu nào cho thấy các vấn đề căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên suy giảm.

Kết thúc năm 2017, Bình  Nhưỡng đã phóng 23 tên lửa trong 16 vụ thử. Vào tháng 9, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử thứ 6 và là vụ thử hạt nhân lớn nhất bất chấp sức ép từ đòn trừng phạt mạnh của Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc cũng đã có các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Triều Tiên trong bối cảnh Mỹ liên tục kêu gọi Bắc Kinh có hành động kiềm chế tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Khi khủng hoảng Bình Nhưỡng luôn nằm trong top chương trình nghị sự quan hệ Trung Quốc và Mỹ, giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với thử sức về mối quan hệ phức tạp của hai nước.

Thúc đẩy các trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cho rằng Trung Quốc đang thất bại giải quyết các vấn đề liên quan đến Bình Nhưỡng.

 Các trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lần thứ nhất dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đã diễn ra vào tháng 6. Theo đó, biện pháp trừng phạt đã nhằm mục tiêu vào việc thắt chặt tài chính các công ty Trung Quốc có liên kết với các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Cuối tháng 6, Mỹ đã tiếp tục mở rộng các trừng phạt đơn phương vào các cá nhân, ngân hàng và công ty Trung Quốc. Một trong số các công ty chịu trừng phạt đã nói trên scmp rằng họ hoàn toàn không còn có hợp tác kinh doanh cùng Triều Tiên.

Trung Quốc cũng hỗ trợ Nghị quyết Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện lệnh cấm vận khoảng 90% lượng nhiên liệu tinh nhập vào Triều Tiên bằng cách cắt giảm 500.000 thùng dầu mỗi năm vào ngày 22/12.

Bắc Kinh tiếp tục chịu sức ép từ Washington. Tất cả các bên cần phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục cho rằng các căng thẳng xuất phát từ các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các vụ diễn tập quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Vào tháng 2, Trung Quốc cho biết sẽ ngăn chặn tất cả tàu chở than của Triều Tiên. Các sản phẩm nhập khẩu hàng hóa của Triều Tiên vào Trung Quốc liên tục giảm.

Căng thẳng chưa hề lắng xuống

Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành hàng loạt các vũ thử tên lửa, bao gồm một vụ phóng thành công về tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng 7. Bàn về các lựa chọn quân sự gia tăng, các nhà phân tích phỏng đoán động thái này sẽ càng khiến căng thẳng leo thang và dẫn đến chiến tranh trước khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác hiệu quả cùng nhau.

Trung Quốc đã thông báo có ảnh hưởng tới các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên vào tháng 8, bao gồm trừng phạt vào sắt, quặng sắt và hải sản. Tờ scmp đã thu thập các dữ liệu về quá trình xuất khẩu điện, dầu và khí ga của Trung Quốc vào Triều Tiên, thậm chí là các mặt hàng xuất khẩu thực phẩm như ngô và chuối. Triều Tiên cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng may mặc sang Trung Quốc khi Bắc Kinh cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu than.

Ngành kinh doanh nhà hàng của Triều Tiên tại Trung Quốc đã được yêu cầu đóng cửa. Số lượng công nhân tại Triều Tiên tại Trung Quốc đã yêu cầu hồi hương vào tháng tới sau khi chính phủ Trung Quốc ép các doanh nghiệp Triều Tiên tại đây đóng cửa trong vòng 120 ngày tính từ 11/9.

Năm 2017, Liên Hợp Quốc liên tục có các trừng phạt mới vào Triều Tiên. Các nhà phân tích bày tỏ e ngại điều này cũng không thể khiến Bình  Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân.

Cuối tháng 8, Bắc Kinh đã cấm hoạt động liên doanh mới với Triều Tiên. Điều này hoàn toàn tuân thủ trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Các nhà phân tích cho biết, chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục các trừng phạt vào Bình Nhưỡng, bao gồm việc xuất khẩu dầu thô.

Các ảnh hưởng lạnh lùng cho quan hệ Trung Quốc và Triều Tiên đã biểu hiện rõ rệt. Không quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập gần bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, các cuộc diễn tập của Bắc Kinh gần bán đảo Triều Tiên được xem như một cảnh cáo đối với Triều Tiên và Mỹ.

Vào tháng 11, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cử đại sứ cấp cao Song Tao sang thăm Triều Tiên.  Chuyến thăm của ông Song tới Bình Nhưỡng diễn ra một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc có thêm hành động nhằm kiềm chế Triều Tiên.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc và Triều Tiên không đạt được sự đồng thuận về phương thức giải quyết các vấn đề liên quan tới chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Theo scmp, lo lắng diễn biến căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục. Trong khi Bắc Kinh khẳng định không cho phép chiến tranh hay xung đột trong khu vực nhưng các quan chức và học giả gợi ý, Trung Quốc nên sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất.

Các nhà phân tích Trung Quốc cũng cho biết, Bắc Kinh đang mất đi kiểm soát đối với đồng minh thân thiết và nước láng giềng.

 (Theo scmp)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ