• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trừng phạt bủa vây Triều Tiên, bất ngờ gợi ý “đối thoại sáu bên”

Thế giới 24/12/2017 09:34

(Tổ Quốc) - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tiến tới bỏ phiếu ngày 22/12 về Nghị quyết do Mỹ đề xuất nhằm thắt chặt các trừng phạt mạnh vào Triều Tiên, các nhà ngoại giao cho biết.

Trừng phạt tăng cường
Reuters cho biết, dự thảo mới của Nghị quyết nhằm thắt chặt các trừng phạt vào việc xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu sang Triều Tiên.
Tăng cường các lệnh trừng phạt mới vào Triều Tiên. Ảnh:Reuters
Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc hạt chế việc cung ứng dầu cho láng giềng và đồng minh.
Có 15 thành viên đã tham gia cuộc họp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Mỹ đã soạn thảo và trình 15 nước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết mới gia tăng trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Mỹ liên tục tiến thông qua đàm phán với Trung Quốc về Nghị quyết dự thảo trong tuần qua, các nhà ngoại giao cho biết. Nếu dự thảo được chấp nhận, đây sẽ là nghị quyết thứ 10 áp đặt trừng phạt mới vào Triều Tiên thông qua các chương trình tên lửa và hạt nhân từ năm 2006. Hiện chưa rõ lập trường của Trung Quốc về dự thảo nghị quyết này.
Để có thể thông qua, Nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu tán thành, trong đó yêu cầu không có phiếu chống nào từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Vào cuối tháng này, Mỹ đã cảnh báo chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể “bị hủy diệt” nếu chiến tranh xảy ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa tối tân nhất và có thể nhằm vào lục địa Mỹ.
Trong suốt bài phát biểu vào ngày 21/12, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã nhấn mạnh, không ai có thể bác bỏ sức mạnh của Triều Tiên cùng với chiến lược có thể khẳng định thách thức hạt nhân vào Mỹ”, hãng thông tấn KCNA Triều Tiên cho biết.
Đàm phán 6 bên là có thể?
Nghị quyết do Mỹ đề xuất có nhắc lại việc tái khẳng định hỗ trợ đàm phán 6 bên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và kêu gọi kết nối lại vòng đối thoại 6 bên.
Nhằm ngăn chặn các hỗ trợ từ các quốc gia đối với Bình Nhưỡng, Nghị quyết dự thảo cũng thúc đẩy trừng phạt vào việc xuất khẩu thực phẩm, thiết bị điện tử, hàng hải, đất đá - gồm quặng manhê và tàu thuyền.
Điều này sẽ cấm vận xuất khẩu các thiết bị công nghiệp, máy móc, phương tiện giao thông và thép công nghiệp vào Bình Nhưỡng.
Dự thảo Nghị quyết cũng bổ sung thêm 19 công dân Triều Tiên và nhân viên của Bộ Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên vào danh sách đen trừng phạt.
Điều này nhằm cho phép các quốc gia tịch thu, giám sát và đóng băng các tàu thuyền tại cảng. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện cấm vận hàng hóa vận chuyển hoặc liên quan đến các hoạt động cấm vận.
Trung Quốc và Nga vào ngày 21/12 cũng yêu cầu cần thêm thời gian cân nhắc đề xuất của Mỹ đưa 10 tàu hàng vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ tinh chế tới các tàu Triều Tiên hoặc vận chuyển than đá Triều Tiên vào danh sách đen, các nhà ngoại giao cho biết.
Các tàu hàng được cho là là đã thực hiện vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ tinh chế tới các tàu Triều Tiên hoặc vận chuyển than đá Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Việc các tàu bị đưa vào danh sách đen có nghĩa rằng các nước sẽ bị yêu cầu cấm các tàu đó vào cảng của mình. Các tàu này sẽ bị cấm nếu vào chiều 21/12 không có thành viên nào trong 15 thành viên của ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phản đối.
Đàm phán 6 bên sẽ bao gồm Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc nhằm phục hồi cơ chế phối hợp chính thức. Tuy nhiên, công việc thực tế thông qua đàm phán 6 bên là thúc đẩy quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng. Giống như các thảo luận về thỏa thuận hạt nhân của Iran, các đàm phán với Triều Tiên sẽ tiến hành trong bí mật và ngăn chặn các áp lực chính trị nếu có thể. Thậm chí, Mỹ nên khuyến khích Hàn Quốc và Nhật Bản đóng vai trò hỗ trợ và sẽ cùng với Trung Quốc tham gia nhằm gây sức ép tối đa đối với Bình Nhưỡng.
Một khi đàm phán bắt đầu, Mỹ sẽ cần phải làm rõ những gì họ muốn và những gì có thể từ bỏ. Nếu không, Mỹ sẽ phải chấp nhận sống với tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thực tế, Mỹ đã từng chỉ ra họ có thể làm được trong thập kỷ qua mặc dù các nhà lập pháp chưa từng công khai điều này, các nhà quan sát cho biết. Mục tiêu dài lâu nên duy trì phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo các chuyên gia, các bên tham gia đàm phán nên theo đuổi mục tiêu gần giảm đi thách thức về hạt nhân Triều Tiên và tập trung vào lợi ích chung đáng tin cậy bao gồm:
Đầu tiên tiến tới việc xây dựng các kênh kết nối giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Triều Tiên nhằm giảm rủi ro xung đột trong khủng hoảng. Thực tế, các kênh kết nối đã giúp giảm đi rất nhiều các xung đột trong năm 1994 khi các quan chức đáp ứng yêu cầu thả phi công Mỹ sau khi Triều Tiên bắn trúng trực thăng Mỹ. Để ngăn chặn các căng thẳng tương lai, các nhà ngoại giao hai bên nên rổ chức các cuộc gặp cá nhân thường xuyên tại Panmunjom - ngôi làng ở giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên và tham gia kết nối đường dây nóng trong các tình huống đặc biệt.
Mục tiêu thứ hai là chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân cùng với kết thúc phát triển chương trình này. Một khi đàm phán diễn ra, Washington cũng phải cam kết các biện pháp kiểm soát vũ khí. Bình Nhưỡng sẽ đồng ý chấm dứt sản xuất các vũ khí hạt nhân. Và điều này là có thể.
(Theo Reuters & Foreign Affairs)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ