• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Triều Tiên phải đối mặt với thách thức lớn ra sao khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác định?

Thế giới 28/07/2020 12:04

(Tổ Quốc) - Chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong nhiều thập kỷ vẫn tâm niệm bảo vệ người dân Triều Tiên khỏi các thách thức thế giới bên ngoài trước.

Hiện tại, Triều Tiên đang đối mặt thách thức mới rất khó kiểm soát khi ca nhiễm Covid-19 thông báo công khai đầu tiên tại đây.

Triều Tiên phải đối mặt với thách thức lớn ra sao khi ca nhiễm đầu tiên được xác định? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Theo hãng tin KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 26/7. Cuộc họp khẩn cấp của Đảng Lao động do ông Kim chủ trì đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa ưu tiên bằng cách phong tỏa thành phố Kaesong vào thứ Sáu sau thông tin về trường hợp bị nghi ngờ trên, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết.

Theo KCNA, người này đã quay trở lại Triều Tiên bất hợp pháp vào ngày 19/7 qua ranh giới phân định với Hàn Quốc, điều khiến chính phủ nước này phải mở một cuộc điều tra về đơn vị quân đội chịu trách nhiệm đối với vụ việc.

Theo hãng thông tấn Triều Tiên, người này đã có triệu chứng của Covid-19 nhưng không xác nhận liệu anh ta đã tham gia xét nghiệm hay chưa. Những người tiếp xúc gần ca nghi ngờ này đã được xét nghiệm và cách ly tuy nhiên hãng KCNA cảnh báo tình hình nguy hiểm có thể dẫn đến "thảm họa chết người và hủy diệt" ở Kaesong.

Một số chuyên gia tin tưởng rằng Triều Tiên – quốc gia có gần 25 triệu người có chung biên giới với Trung Quốc có thể thoát khỏi ảnh hưởng của đại dịch trong bối cảnh thế giới có hơn 16 triệu người nhiễm và gần 650.000 người tử vong.

Triều Tiên có thể không xác định được các ca nhiễm do thiếu khả năng xét nghiệm diện rộng hoặc khả năng kiểm soát cô lập theo cụm nhỏ. Tuy nhiên, nếu đối tượng trên xét nghiệm dương tính với Covid-19 và khiến dịch bệnh bùng phát thì Covid-19 có thể trở thành một trong số các thách thức lớn nhất mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải đối mặt trong gần 9 năm điều hành đất nước.

Mối đe dọa là gì?

Đại dịch đã chứng minh là một trong số các thách thức khó khăn và nan giải nhất cho tất cả các nhà lãnh đạo khắp thế giới nhưng đối với ông Kim, điều này lo lắng thực sự. Nguyên do là gì?

Các chuyên gia nói rằng hạ tầng y tế không đảm bảo của Triều Tiên dường như không thể đáp ứng nhiệm vụ điều trị số lượng bệnh nhân nhiễm virus số lượng lớn nếu dịch bệnh bùng phát.

Điều này có thể là lý do tại sao chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un liên tục bày tỏ chủ động trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan. Triều Tiên đã đóng cửa biên giới vào tháng Một sau khi các báo cáo dịch bệnh Covid-19 bùng phát mặc dù động thái này có ảnh hưởng mạnh mẽ khi Bình Nhưỡng đang phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào Trung Quốc.

Động thái này đã giúp Triều Tiên cũng có một vị trí ảnh hưởng nhất định trong nỗ lực ngăn chặn lây lan mạnh trong cộng đồng.

Các chuyến đi nước ngoài đến Triều Tiên đều cảnh báo hạn chế trước khi dịch bệnh và hiện tại con số lây nhiễm gần như bằng 0. Hầu hết chỉ có các nhà ngoại giao và nhân viên hỗ trợ nước ngoài có thể vào nước này và đều được yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt trước khi vào.

Người dân Triều Tiên không được phép đi xa mà không có sự chấp thuận của chính phủ trước khi dịch bệnh. Giới ngoại giao tại Bình Nhưỡng nói trên CNN đầu tháng rằng mọi người phải đeo khẩu trang trên đường và tiến hành thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Theo hãng KCNA, khi nghe về vụ việc ca lây nhiễm đầu tiên ở Kaesong thì thành phố này nhanh chóng bị phong tỏa nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

Theo truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong –un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Kaesong từ hôm thứ Bảy – khu vực cách thủ đô Seoul khoảng 50km về phía tây bắc.

Các quan chức Bình Nhưỡng cáo buộc ca nhiễm người Triều Tiên là do trở về từ Hàn Quốc vào ngày 19/7 khiến tình trạng lây nhiễm lan rộng trong cộng đồng. Hiện tại vẫn chưa tìm ra lý do người này trở về Triều Tiên.

Các thông báo phong tỏa đánh dấu tín hiệu đầu tiên của Triều Tiên sau thời gian dài Bình Nhưỡng thông báo không có ca lây nhiễm nào mặc dù Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục có các lây nhiễm mạnh.

"Chúng tôi đã phát hiện ra vị trí cụ thể mà nhân vật này trở về bất hợp pháp từ đảo Ganghwa khi phát hiện ra một túi đồ được cho là của người đàn ông này", ông Kim Jun-rak – người phát ngôn quân sự cho biết.

Dự đoán khả năng bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Triều Tiên sẽ gia tăng lo lắng cho các chuyên gia y tế quốc tế. Người dân Triều Tiên sống trong điều kiện y tế không đảm bảo đồng thời hệ thống miễn dịch yếu. Bình Nhưỡng cũng được đánh giá là thiếu các nguồn cung thiết bị bảo vệ và xét nghiệm.

Ông Kee Park, một giảng viên tại Trường Y Harvard, người từng làm việc ở Triều Tiên nói rằng, các biện pháp phong tỏa của Bình Nhưỡng kể từ tháng Một có thể phần nào ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

"Triều Tiên có thể làm việc hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh bùng phát hoặc nếu có bùng phát dịch bệnh thì cũng có cách kiểm soát nghiêm ngặt ngay lập tức. Tuy nhiên, khả năng đối phó và điều trị cho các bệnh nhân hiện tại đang rất hạn chế. Nếu dịch bệnh bùng phát tại nước này. Điều đó là một thách thức lớn", ông Park nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ