(Tổ Quốc) - Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khẳng định khả năng loại tên lửa này có thể phóng đến mọi nơi trên thế giới, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định.
“Có thể tấn công vào mọi nơi trên thế giới”
Triều Tiên phóng thử tên lửa vào đầu sáng ngày 29/11 với độ bay cao hơn và xa hơn so với các tên lửa trước đó, Reuters nhận định.
Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh:Reuters |
Đây là tên lửa mà Triều Tiên tiến hành phóng thử sau hai tháng im lặng mặc dù, trước đó, Tổng thống Trump đã từng cảnh báo trong suốt chuyến thăm đến Hàn Quốc đầu tháng này với thông điệp “đừng thử chúng tôi”.
Tên lửa phóng trong khoảng 53 phút trên không với độ cao 4500 km trước khi rơi xuống biển, phía Nhật Bản và Hàn Quốc xác định.
Nhiều giờ sau vụ thử, Tổng thống Trump đã nói với báo chí tại Nhà Trắng ngày 28/11 rằng, Mỹ sẽ giải quyết tình hình này. Chúng tôi sẽ theo dõi ”.
Bộ trưởng Jame Mattis đã khẳng định mức độ nhạy cảm của tình hình hiện tại. Ông Mattis cho biết, vụ thử tên lửa diễn ra ở tốc độ cao nhiều hơn so với các vụ thử trước. Điều này có thể là tín hiệuTriều Tiên có thể khả năng phóng tên lửa ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
“Điều mấu chốt, đây tiếp tục là một mối đe dọa tên lửa đạn đạo gây nguy hiểm cho hòa bình thế giới, hòa bình khu vực và cả Mỹ”, ông Mattis kết luận.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa này và kêu gọi quốc tế tiếp tục gây sức ép đối phó với Bình Nhưỡng. Ông Tillerson nhấn mạnh, Mỹ vẫn tìm lối đi hòa bình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng lớn tiếng khẳng định giới hạn kiên nhẫn của Washington đối với vấn đề này.
Thượng nghị sỹ Lindsey Graham nói trên CNN rằng, nếu chúng tôi phải đi đến chiến tranh để chấm dứt căng thẳng dai dẳng này, chúng tôi cũng sẽ làm. Nếu chiến tranh với Triều Tiên có thể xảy ra thì đơn giản hiểu rằng, chính bản thân Bình Nhưỡng đã gây ra điều này.
Vào ngày 29/11, một quan chức Triều Tiên đã nhắc lại bình luận trên CNN vào hồi tháng 10 khẳng định, sẽ không có bất kỳ đàm phán ngoại giao nào cho đến khi nước này đạ được khả năng hạt nhân.
Quan chức này cũng ghi nhận thêm hai bước để đạt được mục tiêu này là vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng phóng tới Mỹ cùng với đó là vụ thử bom H trên mặt đất trước đó.
“Trước khi chúng tôi có thể tiến tới ngoại giao với chính quyền Tổng thống Trump, chúng tôi muốn gửi thông điệp rõ ràng, Triều Tiên luôn sẵn sãng phòng thủ và tấn công đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ Mỹ”, quan chức này cho hay.
Trước vụ phóng ngày 29/11, các nhà hoạch định chính sách cả hai bên đều cảnh báo, thảm họa có thể xảy ra nếu Mỹ có hành động quân sự đối phó với Triều Tiên. Bình Nhưỡng có thể tấn công Seoul bằng các vũ khí thông thường, khiến hàng triệu người dân Hàn Quốc và hơn 28.000 binh lính Mỹ vào mục tiêu dễ dàng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với tình hình hiện tại. Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đang vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết hòa bình của cộng đồng quốc tế.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhanh chóng tiến hành cuộc họp khẩn giữa Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và các lãnh đạo đồng cấp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Nga phản ứng mối đe dọa nghiêm trọng
Trong khi đó, ông Tillerson thông báo rằng, Mỹ và Canada sẽ tham dự cuộc họp nhằm hỗ trợ Hàn Quốc cách thức huy động cộng đồng toàn cầu đối phó với mối đe dọa Triều Tiên.
Trong nhiều thập kỷ qua, liên minh quốc tế và chính quyền Mỹ liên tục cố gắng nhưng thất bại trong nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng. Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” liên tục được triển khai chặt chẽ. Triều Tiên cần “củ cà rốt” nhưng vẫn duy trì tham vọng hạt nhân. Các lệnh trừng phạt liên tục tăng cường của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm kiềm chế tham vọng tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phát ngôn Lầu Năm Góc Rob Manning đã nói với báo chí ngày 28/11, tên lửa phóng từ Sain Ni, Triều Tiên, bay khoảng 1000 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.
“Bộ Tư Lệnh Quốc Phòng Không Gian Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, vụ phóng tên lửa từ Triều Tiên không hề gây ra bất kỳ nguy hiểm cho Bắc Mỹ, lãnh thổ và đồng minh của chúng tôi”, ông Manning nói thêm.
Chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ Adam Mount cho biết, Hàn Quốc cần cho Triều Tiên thấy rằng, họ có khả năng đánh trúng các bệ phóng tên lửa di động của Triều Tiên. Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn tiếp tục diễn ra nếu các hành động khiêu khích vẫn vượt quá kiểm soát.
Các nhà phân tích Mỹ đã cũng có cùng quan điểm phỏng đoán khả năng Triều Tiên vừa phóng thử tên lửa Hwasong-14.
Ông Joshua H. Pollack, một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân James Martin cho biết, đây khả năng là một tên lửa Hwasong-14 với tầng thứ hai được nâng cấp. Triều Tiên đã phóng tên lửa Hwasong-12 hồi đầu năm, vì vậy, tiếp theo có thể là phóng Hwasong-14 qua các khu vực đông dân của Nhật như Hokkaido hoặc phía bắc Honshu.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga, ông Konstantin Kosachev cho rằng, phản ứng cho vụ thử tên lửa lần này có thể là bởi các căng thẳng từ Mỹ khi Washington liên tục có các cuộc diễn tập quân sự xung quanh bán đảo Triều Tiên và tuyên bố cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.
“Sự thật rằng, trong suốt 2 tháng qua, Triều Tiên đã liên tục kiềm chế và không hề có hành động khiêu khích đối với cộng đồng quốc tế”, Thượng nghị sỹ Kosachev cho biết.
Theo ông Kosachev, quyết định của Bình Nhưỡng nhằm nhắc nhở Washington về các động thái gần đây và cảnh báo, thời gian kiên nhẫn của Triều Tiên đã kết thúc, ông Kosachev cho biết.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Frants Klintsevich cũng cho rằng, đây là động thái phản ứng đối với Washington.
“Tôi không biết rõ lý do của cuộc thử tên lửa này. Tôi cũng không khẳng định, trong trường hợp như vậy, đây có phải là “quả khinh khí cầu chờ nổ” sau các phản ứng của đối phương. Tôi hi vọng Washington sẽ đủ khéo léo để kiềm chế các hành động của mình”, ông Frants Klintsevich cho biết.
(Theo CNN&RT)