• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trump: Động lực thôi thúc Trung đến gần Nhật?

Thế giới 15/01/2017 20:01

(Tổ Quốc) -Dưới kỷ nguyên của Trump, cả Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm những hướng đi tốt nhất để duy trì sức mạnh vốn có của mình.  

Cả Bắc Kinh và Tokyo dường như đang muốn chung tay tìm hướng “sống sót" trong kỷ nguyên của Trump.



Trump: Sợi dây “rắc rối” cho cả Nhật và Trung

Gần đây, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã luôn bày tỏ nhiều quan điểm của mình thông qua Twitter.

Đối với Triều Tiên, ông Trump đã viết về chính sách của Bình Nhưỡng kèm dòng chú thích: “Không đời nào” hàm chỉ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên (ICBM) không có ý nghĩa gì đối với Mỹ. Một vài ý kiến chỉ ra rằng,  ông Trump muốn nhấn mạnh đến các nghi ngờ về khả năng thử tên lửa đạn đọa của Triều Tiên; mặt khác thách thức sự đe dọa đối với Triều Tiên. 

Đối với Trung Quốc, ông Trump cũng tỏ ra hoài nghi trong chính sách “Một Trung Quốc” và khẳng định cần xét lại. 

Đối với Nhật Bản, ông Trump cũng nhận xét trên Twitter cảnh báo về việc xúc tiến xây dựng nhà máy mới Toyota tại Mexico. "Toyota Motor nói rằng họ sẽ xây nhà máy mới ở Mexico để sản xuất dòng xe Corolla cho thị trường Mỹ. KHÔNG ĐỜI NÀO! Hoặc xây nhà máy ở Mỹ hoặc là trả tiền thuế nhập khẩu cực cao", ông Trump viết.

Bởi những động thái như vậy, Nhật Bản dường như có chút lo lắng. Từ trước đến nay, Tokyo luôn hi vọng nhận được nhiều ủng hộ của Mỹ chống lại Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền ông Abe dường như đang muốn suy nghĩ lại về vấn đề khi những động thái gần đây được xem như là “xét lại” của Trump trong mối quan hệ với Nhật. 

Thêm vào đó, Nhật Bản cũng đang lo sợ bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ chính thức vào 20/1 này. Mặc dù vậy, Tokyo chưa hề có phản ứng nào sau những động thái của ông Trump gần đây. 

Bắc Kinh cũng vướng vào các vấn đề giống như Tokyo. Các Twitter gần đây của ông Trump được cho là ám chỉ cả vào Trung Quốc. Các vấn đề nhức nhối gần đây bao gồm thuế quan cao áp vào các mặt hàng của Trung Quốc; cố vấn an ninh Michael Flynn thì luôn cho rằng, Trung Quốc tiếp tay cho lực lượng nhà nước Hồi giáo IS hay Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra tiếc nuối khi một vài việc quan trọng không thuận theo ý muốn của Đảng cộng sản. Điều này có thể hiểu rằng, cho dù ông Trump có tỏ ra cân bằng quyền lực đối với thế giới thì các rủi ro vẫn có thể xảy đối với một vài quốc gia và Trung Quốc sẽ không tránh khỏi khi đối mặt với nhiều thách thức từ phía Mỹ.

Bắc Kinh dường như muốn “hất” Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dươn nhưng, điều này sẽ phải đối mặt với rủi ro, trong đó chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn quân sự giữa tam giác Trung-Mỹ-Nhật nếu Bắc Kinh muốn đạt được tham vọng. Trung Quốc có thể mở ra chiến tranh nhưng không thể chiến thắng chỉ bằng những cuộc công kích nhỏ. Thêm vào đó, điều Trung Quốc quan tâm hiện tại vẫn là vấn đề kinh tế hơn hết thảy bởi quyền lực kinh tế và sức ảnh hưởng mạnh của nó trên thế giới.

Trung-Nhật: Tín hiệu hợp lực

Tóm lại, tân Tổng thống Trump có thể là một “tín hiệu” không tốt cho cả Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, cả ông Abe và ông Tập Cận Bình sẽ đều không lấy làm hài lòng gì nếu tăng  trưởng kinh tế đất nước họ giảm xuống 50%, thậm chí tụt xuống 75% bởi các mâu thuẫn tồn tại. Chưa kể rằng, cả hai nhà lãnh đạo lớn đều đang lo sợ quốc gia mình sẽ  phải chịu thất bại đau đớn nhất nếu mâu thuẫn có thể xảy ra. Và chính điều này sẽ là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại giao cho Bắc Kinh và Tokyo trong thời gian tớ, tiến tới các thỏa thuận hòa bình giữa hai bên với mục đích tôn trọng lẫn nhau.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn đều mong muốn có sự hợp tác trong thời gian tới. Bởi cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đều phải chung tay tìm hướng giải quyết và đi đến một hành động chung vì lợi ích quốc gia.

Nhật Bản đã từng thất bại trước đồng minh Mỹ từ những năm 1952. Trung Quốc luôn cho rằng, ông Trump luôn duy trì chính sách bảo hộ nước Mỹ “cứng nhắc”, được xem là công thức chính trị khắt khe nhiều hơn so với các bậc tiền bối trước đó. Mặc dù nhắm đến Trung Quốc nhưng các chính sách bảo hộ Mỹ sẽ có thể làm “đau” Nhật Bản mà các nước châu Á sẽ đều phải chịu sức ép nặng nề.

Cả Tokyo và Bắc Kinh đều đang suy nghĩ hướng đi riêng và chung để duy trì sức mạnh trong kỷ nguyên của Trump. Sẽ phải cần thời gian để đưa ra các tư duy đổi mới trong quan hệ, mà chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ông Trump luôn nỗ lực cân bằng sức mạnh quyền lực trong khu vực. Nhật Bản dường như có thể yếu thế hơn so với Mỹ trong một vài yếu tố nào đó. Tuy nhiên, ông Abe không phải là lãnh đạo không may mắn. Vị trí của Nhật luôn có ảnh hưởng trên thế giới. Ông Abe vẫn có thể nói với ông Tập rằng, “Những vấn đề này sẽ không làm mất mát đi quan hệ giữa Nhật và Trung”, ông Trump có thể làm tổn thương và thậm chí là phá huỷ quan hệ của chúng ta(Nhật-Trung). Có thể sẽ còn nhiều điều tồi tệ cho Trung Quốc bởi hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn chưa ổn định. Vì thế, trên tất cả, chúng ta hãy bình tĩnh và tìm hướng đi tốt nhất, chung tay vượt qua các thách thức hiện tại.”

(Theo Diplomat)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ