• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trump -Triều Tiên: Sẽ tiếp tục “chiến tranh” hay dừng lại bằng ngoại giao mới?

Thế giới 06/02/2017 21:55

(Tổ Quốc) - Thay đổi phương thức ngoại giao sẽ là chiến lược mới của Washington trong tiến trình đàm phán với Triều Tiên.

Sự kiên nhẫn mang tính chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên trong thời gian qua dường như đang đi vào ngõ cụt. Đã đến lúc cần phải thay đổi phương thức ngoại giao mới trong quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên.

Nguyên nhân nào khiến Mỹ phải hành động tức khắc?

Mỹ liên tục nhức nhối trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Vụ thử hạt nhấn gần đây vào tháng 9, 2016 được xem là dấu hiệu “khẩn” mà Mỹ cần phải có hành động kịp thời với Bình Nhưỡng. Sau khi lãnh đạo Kim Jong-un gợi ý phát động vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong bài phát biểu Năm Mới thì tình trạng được xem là “báo động”.  Các động thái phản ứng “mạnh” từ phía Washington đối với Triều Tiên sẽ là cần thiết hơn bao giờ hết.

 

Khi kiên nhẫn sẽ không là một chiến lược an toàn nữa thì tân tổng Donald Trump cần phải có chính sách ngoại giao mới và nhanh chóng giải quyết vấn đề nóng bỏng này.

Các nhà phân tích đang đặt ra các nguyên nhân quan trọng để khẳng định rằng Mỹ cần phải có hành động khác với Triều Tiên:

Đầu tiên, Triều Tiên là sự nguy hiểm “gần” đối với Hàn Quốc. Không ai biết được Bình Nhưỡng sẽ phản ứng tiếp theo như thế nào. Nếu Triều Tiên tiếp tục trả đũa  thông qua việc hủy diệt hàng loạt tại các khu phi quân sự thì Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Trong trường hợp tồi tệ nhất, Triều Tiên có thể sử dụng đến vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt.

Thứ Hai, Trung Quốc và Triều Tiên ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cách đây 55 năm, theo đó Bắc Kinh cam kết viện trợ trong trường hợp Bình Nhưỡng bị tấn công.  Hiệp ước năm 1961 đã chỉ ra rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ  Triều Tiên trong những trường hợp khó khăn.

Thứ Ba, vấn đề ô nhiễm hạt nhân có thể gây nên các thách thức đối với khu vực. Bởi một vài lý do nào đó, rất ít người nói về khả năng và diễn biến tương lai.

Thứ Tư, ngoại giao có thể sẽ khép lại nếu Triều Tiên tiếp tục tấn công. Bởi những vụ tấn công mang tính thách thức của Bình Nhưỡng giống như một đòn giáng mạnh vào chính sách kiên nhẫn mà Mỹ vẫn duy trì lâu nay. Vì thế, hành động trước khi quá muộn sẽ là một hướng đi tốt nhất.

Cam kết rõ ràng

Các nhà phân tích cho rằng, kiên nhẫn ngoại giao mà Mỹ đang duy trì dường như thiếu đi các yếu tố cần thiết đó là các cam kết. Trong ngoại giao không thể “tham lam” mà cần phải thúc đẩy cơ hội hai bên. Theo ông Daniel DePetris, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm Defense Priorities chỉ ra rằng, ngoại giao không phải mất mát mà sẽ là tiềm năng nếu khéo léo. Có lẽ, việc sử dụng sức mạnh sẽ là yếu tố cần thiết bất chấp các khó khăn trước đó. Hiện tại, phương pháp ngoại giao vẫn duy trì cho dù cơ hội thành công có mong manh. Và chắc chắn, chính quyền ông Trump nên đưa ra một cách thức ngoại giao mới trong cam kết chung giữa Mỹ và Triều Tiên.

 

Chính quyền ông Kim Jong-un liên tục tin tưởng rằng, việc phổ rộng các chương trình hạt nhân thành công sẽ thúc đẩy sức mạnh Bình Nhưỡng và sẽ duy trì lâu dài. Gần đây, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã ca ngợi sự kiên quyết trong các chương trình hạt nhân mà lãnh đạo Kim đề xướng trong các bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc(LHQ). Vì thế, việc đàm phán “đóng băng” (duy trì một cam kết chung) sẽ là yếu tố thiết thực hơn việc nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn bởi Triều Tiên sẽ khó chấp nhận việc xóa bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân trong tương lai hay các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa.

Việc phê chuẩn các điều khoản quốc tế nên được tập trung trong các cuộc đàm phán. Trong lĩnh vực này, các chuyên gia và cố vấn cấp cao thường đặt ra các câu hỏi về tính hiệu quả của Hiệp ước mà thiếu thiết thực trong các giải pháp rõ ràng.

Việc tập trung vào các đàm phán nên được hạn chế, mà thay vào đó là nhấn mạnh vào yếu tố cam kết chung. Theo Greg Thielmann, chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội kiểm soát vũ khí, việc chú trọng ngắn hạn nên tạm dừng và thay thế bằng kết quả sau đó. Riêng năm 2016, Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân và nhiều cuộc phát động tên lửa. Chỉ khư khư đảm bảo sự ổn định sẽ không phải là hướng đi hoàn hảo mà mới chỉ dừng lại ở hướng giải quyết bên trong. Việc đàm phán “đóng băng” các chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ là một nỗ lực tức thời và dần làm suy yếu đi các căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên. Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ William Perry cho rằng, tuyên bố đóng băng có thể là nền tảng cho các đàm phán sau này về một bán đảo Triều Tiên không vũ khí hạt nhân.

Hành động nào trong kỷ nguyên Trump?

Chính quyền Kim Jong-un lại luôn cho rằng quan điểm phổ rộng và cứng nhắc của các nhà luật pháp Mỹ giống như những “kẻ lừa bịp”.

Ông Trump dường như vẫn mong muốn tiến tới đàm phán với Triều Tiên trong thỏa thuận đàm thoại hai bên. Thực tế, các cuộc đàm phán không chính thức trong năm 2016 và Bình Nhưỡng đã liên tục đưa các thành viên cấp cao của CHDCND Triều tham dự; cũng có nhiều thành công giữa hai bên nhưng dường như đều là các thỏa thuận không có điều kiện đưa ra.

Tuy nhiên, một khi đã có hiệp định rõ ràng thì cả Mỹ và Triều Tiên nên tập trung vào xây dựng các hướng giải quyết tốt nhất cho cả hai bên (nếu không xây dựng được thì có thể đưa ra cam kết rõ ràng cho mục tiêu chung) và định hướng phát triển khu vực không vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp, Mỹ có thể yêu cầu Triều Tiên song hành phê chuẩn chính sách thân thiện giữa hai bên, đưa ra các phép tính chiến lược của Bình Nhưỡng. Điều này sẽ giúp Washington có được các ràng buộc từ phía Triều Tiên.

Cũng không chắc chắn rằng chính quyền ông Kim sẽ chấp nhận mọi đàm phán mà Washington đưa ra. Khi Triều Tiên quyết định tham gia đàm phán thì không phải tất cả các kết quả đàm phán sẽ đều đóng băng. Các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nên được duy trì cho đến khi các cam kết hai bên tiến tới thỏa thuận chung.

Giống như thời Obama, kỷ nguyên Trump cũng đang phải đối mặt với các đe dọa chương trình vũ khí hạt nhân nguy hiểm của Triều Tiên. Ước tính rằng Bình Nhưỡng sẽ còn có khoảng hơn 20 chương trình hạt nhân. Sức ép từ phía Triều Tiên không chỉ gây căng thẳng trong khu vực mà còn thách thức đến cả thế giới. Washington cần phải có bước chuyển mình để đưa ra một chiến lược ngoại giao khác và tìm kiếm sự thỏa thuận mới nhất đối với Triều Tiên trong thời gian tới./.

 (Theo Diplomats)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ