(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt vừa có chuyến thăm Iran đầu tiên và đưa ra các cảnh báo về mối đe dọa đối với Trung Đông trong thời gian tới.
Mối đe dọa tiềm ẩn Trung Đông?
"Trung Đông giống như một chiếc hộp tồn đọng có thể dẫn đến thảm họa cho cuộc chiến tranh thế giới", Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cảnh báo trong chuyến thăm đầu tiên đến Iran.
Ảnh minh họa. Nguồn: JP
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đến Iran nhằm thuyết phục Tehran quay lại thiết lập hòa bình tại Yemen vùng với sự hậu thuẫn của Anh và sẽ tiếp tục ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran cùng với phương Tây cho dù không đủ khả năng kiềm chế các trừng phạt của Mỹ.
Cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Iran Javad Zarif và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã đánh dấu một số tín hiệu cần thiết.
Mỹ liên tục áp các trừng phạt kinh tế lên Iran bao gồm xuất khẩu dầu cùng với ép buộc Iran phải ngồi lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Ngoại trưởng Hunt cho biết: "Chúng ta có các vấn đề liên quan đến các trừng phạt. Có sự đối nghịch giữa Saudi và Iran khiến cho tình hình đang trở nên nguy hiểm hơn và có thể dẫn tới chiến tranh. Xung quanh đó là các vấn đề biên giới Israel".
"Hãy làm điều này cùng nhau và những gì bạn có là rủi ro cho cuộc chiến tranh thế giới. Bất kỳ sự kiện nhỏ nào cũng có thể tạo nên hậu quả thảm khốc",
Ngoại trưởng Anh - Jeremy Hunt cho biết.
Ngoại trưởng Hunt nói trên tờ the Guardian từ đại sứ quán Anh rằng, Anh vẫn tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông. Chúng tôi không phải là siêu cường nhỏ của Trung Đông mà chỉ đơn giản là người chơi quan trọng
Ngoại trưởng Anh hi vọng rằng, nước Anh cuối cùng có thể chấm dứt nội chiến tại Yemen và thông qua Nghị quyết Liên Hợp Quốc cho phép chấm dứt các hoạt động thù địch nhằm tiến tới đàm phán hòa bình tại Stockholm vào cuối tháng này.
Ngoại trưởng Anh đã thừa nhận vào tuần trước trong cuộc gặp Thái tử Saudi Mohammed bin Salman thống nhất trường hợp cho nghị quyết ngừng bắn Liên Hợp Quốc mà được đánh giá là "khó khăn". Tuy nhiên, cuộc gặp của hai bên đã đưa ra sự nhượng bộ nhằm ngăn chặn thảm họa nhân đạo.
Sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm đuối sức từ chiến tranh, nạn đói kém hoành hành và thảm họa ngoại giao từ sau vụ việc của nhà báo Jamal Khashoggi đã tạo nên nhiều tiếng vang lớn cho Trung Đông.
Ngoại trưởng Hunt nhấn mạnh rằng, Saudi, không phải Iran, vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Anh tại Trung Đông.
Ngoại trưởng Anh bày tỏ việc không đồng ý với Mỹ về vấn đề thỏa thuận hạt nhân và cho biết, Washington thay đổi suy nghĩ thì bắt buộc các đồng minh sẽ phải tự động thay đổi tư duy của họ.
Ngoại trưởng Zarif tuyên bố rằng, các trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ gia tăng căng thẳng với Iran sau các trừng phạt mạnh mẽ vào kinh tế và ảnh hưởng ít nhiều đến các đồng minh.
Châu Âu đã không thể nỗ lực tìm kiếm các biện pháp ngăn cản giao dịch thương mại với Iran do ảnh hưởng từ trừng phạt Mỹ. Thương mại gia tăng với châu Âu với Iran có thể ghi điểm với Tehran trong nỗ lực duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 mà không có Mỹ.
Mỹ vẫn ở lại Syria?
Bộ Ngoại giao Mỹ không hề nêu ra một chính sách rõ ràng cho Syria. Lầu Năm Góc dường như không hề biết liệu có phải lập trường chính thức của Washington có phải là muốn đuổi Iran ra khỏi Syria hay không.
Mỹ đặt nền móng cho cam kết dài hơi tại Đông Syria. Điều này sẽ bao gồm việc bình ổn sau khi đánh bại khủng bố IS và cũng như yêu cầu Iran rút khỏi Syria trước khi Mỹ ra khỏi đây. Trong 6 tháng qua, chính sách này đang ngày càng mong manh.
Sự can thiệp của Mỹ tại Syria nhằm tham gia cuộc chiến chống khủng bố IS bắt đầu vào tháng 9/2014. Trong suốt mùa hè năm đó, các tiếng ồn và sau đó là tuyên bố đã bắt đầu nổi lên với mặc định cho rằng Mỹ xuất hiện tại Syria cho đến khi Iran rời khỏi đây. Vào tháng 9, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết: "Chúng tôi sẽ không rời khỏi đây cho đến khi binh lính Iran ra khỏi biên giới Iran".
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa có chính sách rõ ràng và Lầu Năm Góc dường như không biết được liệu lập trường của Mỹ tại Iran là như thế nào.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế cho biết, chính sách của Mỹ là tiếp tục cho cuộc chiến chống khủng bố IS, duy trì tiến trình chính trị không thể đảo ngược dưới sự lãnh đạo của người dân Syria.
Các biện pháp trừng phạt gần đây của Mỹ đối với Tehran có thể khiến Iran giảm bớt sự hiện diện của họ tại Syria, đại diện đặc biệt của Mỹ về Syria James Jeffrey nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
Mỹ đang tìm cách đẩy các lực lượng Iran ra khỏi Syria, nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Tehran tại nước này đã làm giảm khả năng đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng và cản trở cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo IS.
Vào cuối tháng 9, ông Jeffrey đã cam kết rằng, Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tại Syria cho đến khi IS bị đánh bại, các lực lượng Iran bị trục xuất và đạt được một thỏa thuận hòa bình./.