• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Đông có đủ khả năng hạ nhiệt "cơn khát" khí đốt của châu Âu?

Thế giới 10/05/2022 16:00

(Tổ Quốc) - Căng thẳng giữa phương Tây và Nga trong những tháng gần đây đã tác động đến nguồn cung khí đốt ở châu Âu.

EU tìm nguồn cung khí đốt khác thay Nga

Trung Đông có đủ khả năng hạ nhiệt "cơn khát" khí đốt của châu Âu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Theo hãng CNN, EU gần đây đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt vào Nga trước căng thẳng leo thang ở Ukraine. Khí đốt của Nga từ lâu được xem là huyết mạch để phát triển kinh tế không chỉ của Moscow mà còn của EU.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga có thể dẫn đến sự thiếu hụt 2,2 triệu thùng dầu thô /ngày và 1,2 triệu thùng dầu mỏ/ ngày.

Một số nhà quan sát nhận định, cho dù các quốc gia Trung Đông nắm giữ 1/2 trữ lượng dầu mỏ trên toàn cầu và có khả năng sản xuất dự phòng thì việc thiếu nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vấn đề xung đột, liên minh chính trị và trừng phạt là những lý do để các quốc gia ở khu vực này không thể bơm thêm dầu giải cứu EU trong bối cảnh hiện tại.

Vậy đâu là những lý do khiến các quốc gia Trung Đông không thể bù đắp cơn khát khí đốt của EU hiện tại?

Theo CNN, hai quốc gia là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đều có tỷ trọng lớn về sản lượng dự phòng khí đốt sẵn có, ước tính có thể đáp ứng 2,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, nhà sản xuất lớn nhất OPEC là Saudi Arabia đã nhiều lần từ chối các yêu cầu của Mỹ để tăng sản lượng vượt hạn ngạch quy định. Saudi Arabia và Nga – những thành viên của OPEC cùng các nhà sản xuất ngoài OPEC vẫn chưa có bất kỳ động thái nào để bình ổn thị trường khí đốt trên toàn cầu.

Theo các nhà phân tích, những chuyến hàng chở dầu ở vùng Vịnh có thể chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu nhưng điều này cũng gây nguy hiểm cho mối quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển giữa khu vực này và người mua ở châu Á.

Ông Robin Mills, nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành công ty tư vấn Qamar Energy ở Dubai nhận định điều này chỉ thực hiện theo sự linh hoạt của các hợp đồng dài hạn hoặc theo thỏa thuận với người mua ở châu Á.

Chưa thể thỏa mãn "cơn khát" khí đốt

Về phía Iraq, quốc gia này có thể bơm thêm 660.000 thùng mỗi ngày ra thị trường.

"Iraq hiện đang sản xuất khoảng 4,34 triệu thùng/ ngày và công suất sản xuất tối đa là 5 triệu thùng/ngày", ông Yousef Alshammari, Giám đốc Điều hành và là người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu dầu tại Cmarkits ở London cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Yousef Alshammari, các bất ổn ở Baghdad đã gây trở ngại cho quá trình thực hiện. Các nhà phân tích nhấn mạnh, Iraq cũng thiếu cơ sở hạ tầng để gia tăng sản lượng và đầu tư vào các dự án dầu mỏ.

"Bạn phải hiểu rằng, dầu không thể chỉ lấy từ vòi. Chúng ta cần quá trình đầu tư và khoản đầu tư cần có thời gian để phát huy tác dụng", ông Bakr nhấn mạnh.

Trong khi đó, ở Libya, các mỏ dầu của nước này cũng thường xuyên bị gián đoạn do căng thẳng chính trị tiếp diễn. Vào cuối tháng Tư, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) cho biết quốc gia này đã mất hơn 500.000 thùng/ngày do các vấn đề chính trị trong nước khiến các mỏ dầu và cảng xuất khẩu rơi vào tình trạng phong tỏa. Một nhà máy lọc dầu ở Libya đã bị tàn phá sau một cuộc tấn công quân sự.

"Sẽ không thể dựa vào Libya để giải tỏa cơn khát khí đốt hiện nay bởi nhiều hoạt động sản xuất dầu ở nước này đã phải dừng hoạt động trong nhiều năm nay", ông Alshammari cho hay.

Sau UAE và Saudi Arabia, Iran dường như có tiềm năng tốt nhất để bình ổn thị trường khí đốt hiện nay. Tuy nhiên, Tehran vẫn tiếp tục chịu trừng phạt của Mỹ sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân- Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Các nhà phân tích cho biết, Iran sẵn sàng đóng góp 1,2 triệu thùng/ngày nếu trừng phạt Mỹ nới lỏng. Công ty dữ liệu Kpler ước tính Iran có khoảng 100 triệu thùng ở kho dự trữ có sẵn vào giữa tháng Hai năm nay. Điều đó có nghĩa nước này có thể bổ sung 1 triệu thùng mỗi ngày hoặc đáp ứng 1% nguồn cung cho thế giới trong khoảng thời gian 3 tháng. Tuy nhiên, đến hiện tại, Mỹ dường như vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận tích cực với Iran để bơm thêm dầu ra thị trường", ông Bakr nhấn mạnh.

Đối với các quốc gia ngoài khu vực Trung Đông như Nigeria hay Venezuela, những nước này cũng có tiềm năng khí đốt đáng kể. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn không đạt được theo ý muốn.

Ông Alshammari cho rằng một quốc gia có năng lực dự phòng khí đốt sẽ có đủ khả năng mang lại sản lượng nhất định bù đắp trong một khoảng thời gian. Ở diễn biến hiện tại, lệnh cấm khai thác dầu mỏ của EU đối với Nga tiếp tục lại gây bất lợi cho các nền kinh tế toàn cầu. Và châu Âu sẽ phải nhìn sang Mỹ để đảm bảo nguồn cung khí đốt. Một số chuyên gia nhận định, cho dù Washington có bơm thêm đi bao nhiêu chăng nữa vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của EU bởi vì năng lượng của Mỹ là ở dạng khí hóa lỏng. Washington chỉ có sản lượng dầu mỏ lỏng ở mật độ thấp.

"Dầu thô nhẹ của Mỹ không phải là loại năng lượng lý tưởng ở thị trường châu Âu và không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để sản xuất thêm dầu diesel", ông Mills nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ