• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc không thể chần chờ: Rõ phản ứng về leo thang chiến sự Iran

Thế giới 08/01/2020 16:52

(Tổ Quốc) - Theo tờ SCMP, Trung Quốc vẫn quyết tâm phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Iran dù căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Bắc Kinh sẽ không thay đổi cam kết tăng cường quan hệ đối tác với Tehran, mặc dù có sự gia tăng căng thẳng về địa chính trị, theo phái viên của Trung Quốc tại Iran.

Trong một cuộc họp với với quyền Bộ trưởng nông nghiệp Iran Abbas Keshavarz– được tổ chức trước khi lực lượng Iran phóng hơn mười quả tên lửa nhằm hai căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq - phái viên Chang Hua của Bắc Kinh đã đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.

Theo tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc hôm thứ Ba, ông Chang cho biết: "Bất kể tình hình toàn cầu và khu vực đã thay đổi như thế nào, quyết tâm của Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Iran sẽ không thay đổi".

Trấn an Iran

Trung Quốc và Iran đã duy trì động lực tốt trong hợp tác nông nghiệp và đạt được kết quả đáng kể trong trao đổi công nghệ và nhân lực, an ninh ngũ cốc và thủy sản, ông Chang nói.

Trung Quốc không thể chần chờ: Rõ phản ứng về leo thang chiến sự Iran - Ảnh 1.

Phái viên của Trung Quốc tại Iran Chang Hua và Quyền Bộ trưởng nông nghiệp Iran Abbas Keshavarz. Ảnh: SCMP.

Cuộc họp này diễn ra sau khi Thiếu Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào ngày 3/1.

Iran đã phát động các cuộc không kích trả đũa vào tối thứ Ba, giờ địa phương, và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả lời trên Twitter rằng "Mọi thứ vẫn ổn!", và hứa sẽ đưa ra tuyên bố về các cuộc tấn công vào sáng thứ Tư theo giờ Mỹ. Cổ phiếu trên thị trường tài chính châu Á đã giảm sau khi có các tin tức về cuộc không kích. Nhiều hãng hàng không đã ban hành lệnh cấm hoặc cảnh báo đối với các chuyến bay dân sự qua Iraq, Iran và khu vực xung quanh.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cũng đã lên Twitter nói về các vụ tấn công, cho biết đây là các biện pháp tương xứng của họ trong việc tự vệ và "Chúng tôi không tìm cách leo thang hay gây chiến, nhưng sẽ tự bảo vệ mình trước bất kỳ hành vi gây hấn nào".

Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không leo thang tình hình ở Trung Đông. Nước này cũng phản đối "chủ nghĩa phiêu lưu quân sự" của Hoa Kỳ và cùng với phía Nga, đã chặn một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ đề xuất nhằm lên án các cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad hôm 31/12.

Đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun cho biết Hoa Kỳ đã vi phạm các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế bằng cách giết chết Soleimani. "Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ không lạm dụng bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào nữa", ông nói.

Các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu sẽ có cuộc hội đàm khẩn cấp về cuộc xung đột Mỹ - Iran vào thứ Sáu.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai với Thời báo Hoàn cầu, Đại sứ Iran tại Trung Quốc Mohammad Keshavarz-Zadeh nói rằng vụ giết chết Soleimani đã đóng lại cánh cửa đối thoại và đàm phán giữa Tehran và Washington.

Ông cũng nói rằng sự trả đũa của quân đội Tehran là "đủ mạnh" và sẽ không hướng đến các cuộc tấn công kiểu "sói đơn độc" nhằm vào nước Mỹ.

Keshavarz Zadeh nói rằng cái chết của Soleimani sẽ phủ bóng lên cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS ở khu vực này và làm trầm trọng thêm những khó khăn và phức tạp ở nhiều quốc gia trong khu vực trong thời gian tới. Và về lâu dài, nó sẽ đánh dấu điểm khởi đầu của việc Mỹ rời khỏi Tây Á.

Sự khó khăn của Trung Quốc

Nếu một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran nổ ra và chính phủ Iran bị lật đổ, lợi ích khu vực của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Như cây viết Robert Kaplan đã viết trong một bài báo của New York Times thì cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran hiện tại có ý nghĩa rộng lớn hơn.

Các vấn đề địa lý trong địa chính trị và về Vịnh Oman chia tách không chỉ Oman và Iran mà cả Oman và Pakistan, nơi Trung Quốc đã hoàn thành một hải cảng tối tân tại Gwadar. Đó là điểm gắn kết giữa Trung Đông, tiểu lục địa Nam Á và Đông Á trong Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu dầu lớn của thế giới và một nửa nguồn cung đi từ Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ đang duy trì kiểm soát các con đường liên lạc trên biển ở đây. Do đó, Trung Quốc lo lắng trước tiên là việc Hoa Kỳ có thể hạn chế nhập khẩu dầu vào Trung Quốc từ đây khi xảy ra leo thang căng thẳng về eo biển Đài Loan hoặc ở Biển Đông. Và điều thứ hai, các sự kiện bất ổn ở ngoài có thể dẫn đến biến động giá cả làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc. Quan trọng nhất, Trung Quốc cũng cần Iran ở sườn phía đông của Vịnh Ba Tư để ngăn chặn sự phong tỏa hoàn toàn của Hải quân Hoa Kỳ. Ý định này đã được nêu ra trong một bài báo năm 2000 trên Tạp chí Chiến lược và Quản lý nước này.

Khi Trung Quốc và Nga mở rộng quan hệ với Iran, họ có thể duy trì mức cân bằng tối thiểu để ngăn chặn các động thái của Mỹ. Vì việc đảm bảo nhập khẩu dầu từ vùng Vịnh đòi hỏi cả ngân hàng phương tây do Mỹ kiểm soát và ngân hàng phương đông Iran do Trung Quốc và Nga hỗ trợ, nên trục này sẽ ngăn Mỹ thực hiện các lệnh cấm dầu đối với các nước khác và Washington sẽ không đóng cửa được con dầu vùng Vịnh của Trung Quốc khi Trung Quốc, Nga và Iran vẫn kiểm soát "bờ đông" vùng Vịnh.

Trong quá khứ, lập trường của Trung Quốc tại Trung Đông là vừa lôi kéo Iran trong khi không xa lánh Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xuống cấp nhanh chóng của mối quan hệ Trung-Mỹ, chiến lược gây sức ép tối đa của Washington đối với Bắc Kinh, Moscow và Tehran (tất cả đều bị Mỹ trừng phạt), thì Washington đang khiến cả ba nước này phải tìm đến việc hợp nhất quan điểm - bằng chứng là cuộc tập trận quân sự chung gần đây ở Vịnh Oman và Ấn Độ Dương.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ