• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc sẵn sàng “qua mặt” Nga trong Syria hậu chiến?

Thế giới 15/10/2018 20:26

(Tổ Quốc)- Với nguồn lực tài chính dồi dào và mong muốn mở rộng ảnh hưởng địa chính trị, Trung Quốc đã sẵn sàng cho quá trình tái thiết Syria.

Những thông tin về việc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria, và thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga về một vùng phi quân sự tại tỉnh Idlib – tất cả cho thấy cuộc xung đột kéo dài hơn 7 năm tại Syria có thể sẽ kết thúc sớm. Đi cùng với đó là những yêu cầu cho quá trình tái thiết hậu chiến, được Ngân hàng Thế giới ước tính có thể lên tới gần 400 tỷ USD. Một con số quá lớn mà không một bên tham chiến nào có thể tự mình đảm nhận.

Trung Quốc sẵn sàng “qua mặt” Nga trong Syria hậu chiến? - Ảnh 1.

Công cuộc tái thiết Syria sẽ cần tới một khoản tiền khổng lồ (ảnh: Reuters)

Những động thái gần đây trên chính trường quốc tế cho thấy, trong khi trong khi Mỹ và EU tỏ ý không muốn can dự, thì một số nước ngoài phương Tây lại thể hiện quan tâm đến quá trình tái thiết quốc gia Trung Đông. Tờ SCMP nhận định, bất chấp sự hiện diện mạnh mẽ từ Nga, Lebanon và Iran, ngoại trừ Trung Quốc, dường như không có nước nào sở hữu tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể trợ giúp cho một Syria hậu chiến.

Bắc Kinh hiện đang hết sức nỗ lực nắm lấy cơ hội, không chỉ tiếp cận với nền kinh tế của Syria, mà còn giành được những lợi thế địa chính trị với nước này trong tương lai.

Tôi không hy vọng phương Tây tới đây, bởi vì họ đóng một vai trò lớn trong cuộc chiến chống lại Syria.

Một doanh nhân người Syria

Hôm 15/9, đã có hơn 200 đại diện các công ty Trung Quốc tham dự phiên bế mạc Hội chợ Quốc tế Damascus lần thứ 60. Đây là lần đầu tiên sự kiện được tái khởi động thành công, với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và các thỏa thuận hợp tác cho các công ty bên ngoài muốn làm ăn tại Syria. Hội nghị năm 2017 đã phải hứng chịu các đợt tấn công của lực lượng đối lập tại Ghouta, khiến một số người tham dự thiệt mạng.

Nguyên nhân này cũng với việc Mỹ kiên quyết áp dụng trừng phạt lên các thực thế Syria và thân Syria, đã khiến không một đại diện nào của Mỹ và EU được mời tới tham dự Hội chợ năm nay.

Không phải đối mặt với nhiều cạnh tranh, các công ty Trung Quốc đã ký kết những thỏa thuận sản xuất ô tô ngay tại Syria, xây dựng bệnh viện…; đồng thời tái khẳng định tham vọng tham gia vào quá trình tái phát triển hạ tầng cơ sở Syria thời hậu chiến.

Các nước EU và Mỹ vẫn có mặt tại Triển lãm thương mại quốc tế cho tái thiết Syria lần thứ Tư – kết thúc vào hôm 6/10. Mặc dù vậy, có vẻ như các đại diện của phương Tây không được quá chào đón. Một nhà quản lý của một công ty sản xuất vật liệu người Syria chia sẻ: "Tôi không hy vọng phương Tây tới đây, bởi vì họ đóng một vai trò lớn trong cuộc chiến chống lại Syria".

Cùng lúc, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley khẳng định, Washington thậm chí không quan tâm đến việc giúp đỡ "tái xây dựng Syria". Trong thực tế, Mỹ đã đẩy mạnh áp dụng trừng phạt lên chính quyền Assad, các chính phủ đồng minh và các thể chế tài chính thân cận. Với áp lực kinh tế đang ngày càng gia tăng, gần như chắc chắn chính phủ Syria sẽ phải tìm đến các nguồn hỗ trợ tài chính tái thiết bên ngoài. Một vị trí mà Bắc Kinh sẵn lòng tham gia.

Trung Quốc sẵn sàng “qua mặt” Nga trong Syria hậu chiến? - Ảnh 4.

Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện diện tại Syria (ảnh: AP)

Trung Quốc đã tiến hành những bước đi có ý nghĩa nhằm thể hiện mình là một bên có liên quan trực tiếp tới Syria nói riêng và quá trình phát triển – an ninh của toàn khu vực nói chung.

Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – các nước Arab hồi tháng Bảy đã cam kết khoản vay 20 tỷ USD phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với một gói tài chính gần 100 triệu USD để trợ giúp nhân đạo, dành cho Syria và Yemen.

Ở bề ngoài, tham vọng của Trung Quốc xuất phát từ các lợi ích kinh tế, tuy nhiên, ẩn sâu phía dưới, Bắc Kinh đang hướng tới những "trái ngọt" địa chính trị nếu các hợp tác tái thiết dẫn tới một mối quan hệ sâu sắc hơn với một Syria ổn định sau khi chiến tranh kết thúc.

Với sự ủng hộ của chính quyền Assasd, Trung Quốc có thể kết nối Damascus với hành lang kinh tế Trung Quốc – Trung Á – Tây Á, trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai – Con Đường của mình, cũng như đạt được một thỏa thuận phát triển và tiếp cận cảng Tartus của Syria.

Những kế hoạch trên đang tiến rất gần tới thực tế. Hôm 9/10, một con tàu chở hơn 10.000 container hàng hóa đã cập cảng Tripoli ở Lebanon, đánh dấu sự mở ra tuyến đường biển (do Trung Quốc phát triển) giữa Bắc Kinh và một hải cảng chỉ cách biên giới Syria – Lebanon chưa đầy 30km.

Một ngày sau đó, Trung Quốc tổ chức một buổi lễ tại thành phố Latakia của Syria, công bố trao tặng 800 máy phát điện.

Ở bề ngoài, tham vọng của Trung Quốc xuất phát từ các lợi ích kinh tế, tuy nhiên, ẩn sâu phía dưới, Bắc Kinh đang hướng tới những "trái ngọt" địa chính trị nếu các hợp tác tái thiết dẫn tới một mối quan hệ sâu sắc hơn với một Syria ổn định sau khi chiến tranh kết thúc.

Trên đây không phải là những ví dụ duy nhất. Thông qua các dự án tái thiết và phát triển cơ sở vật chất, Trung Quốc đang dần mở rộng ảnh hưởng của mình tại Syria và trong khu vực.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ và ảnh hưởng giảm dần của phương Tây trong cuộc xung đột, lại càng gia tăng thêm cơ hội ký kết được các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Syria.

Trung Quốc sẵn sàng “qua mặt” Nga trong Syria hậu chiến? - Ảnh 6.

Syria muốn tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài (ảnh: AP)

Tuần lễ xây dựng Syria – một sự kiện thương mại tổ chức tại Damascus từ ngày 12 – 15/11, được cho là sẽ làm lộ rõ những quốc gia giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tái hồi sinh của Syria. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một kịch bản không bất ngờ sẽ diễn ra như sau: hầu như không có sự hiện diện của phương Tây; sự nhiệt tình từ các đại diện thân cận với chính quyền Assad; và Trung Quốc với túi tiền nặng đô sẵn sàng mở rộng.


Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ