• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trước "bàn nóng" NATO, Serbia vào thế khó giữa phương Tây và Nga

Thế giới 28/11/2019 16:33

(Tổ Quốc) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của NATO, kêu gọi tạm dừng mở rộng EU và làm dịu mối quan hệ căng thẳng với Nga.

Rất nhiều quốc gia có lý do để chú ý đến việc nhà lãnh đạo Pháp thay đổi những phát biểu ngoại giao, nhưng ít nơi sẽ cảm nhận được 1 cách rõ rệt như Serbia.

Đối với Belgrade, bất kỳ sự rút lui nào của châu Âu hoặc NATO đều có thể mở ra không gian cho Nga lấp đầy khoảng trống, cùng với mối quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế chặt chẽ mà Moscow đang có với với những người anh em Balkans – có nguồn gốc Slavo và đi theo Chính thống giáo.

Điều đó có thể là một mối quan ngại của các nhà lãnh đạo NATO, những người tập trung tại Anh vào tuần tới để thảo luận về tương lai của liên minh quân sự này. Balkan, giống như Baltics, có thể được coi là một bức tường rào chống lại ảnh hưởng của Moscow.

"NATO hướng đến thúc đẩy sự ổn định, an ninh và hợp tác ở Tây Balkans", một quan chức của NATO cho biết. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào các quy trình dân chủ nội bộ là không thể chấp nhận được. Chúng tôi kêu gọi Nga cũng làm điều tương tự (với phương Tây -pv)".

Trước "bàn nóng" NATO, Serbia vào thế khó giữa phương Tây và Nga - Ảnh 1.

Dù có hợp tác với NATO nhưng Serbia vẫn chưa phải thành viên khối này. Ảnh: Reuters.

Trong một ví dụ gần đây về cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của phương Tây, các cơ quan tình báo Serbia đã phát hiện ra bằng chứng được cho là về các điệp viên Nga xây dựng liên lạc với các thành viên cũ của quân đội Serbia.

Bộ Ngoại giao Nga đã hạ thấp thông tin này và Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic thì lên tiếng nói rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương và ông chắc chắn rằng Tổng thống Vladimir Putin không được thông báo về việc trên.

Đứng bên ngoài NATO

Tiếng chuông báo động đã vang lên tại khu vực này vào giữa tháng 10, khi ông Macron từ chối ký kết văn bản cho phép Albania và Bắc Macedonia, hai nước láng giềng của Serbia, bắt đầu đàm phán gia nhập EU.

Ông Macron ngày càng lo lắng với sự mở rộng của EU, cho rằng nhóm 28 quốc gia cần phải củng cố quy mô gần gấp đôi trong 15 năm qua, đánh giá tác động của tiến trình ra đi đang chờ xử lý của Anh và suy nghĩ kỹ về các tiêu chí áp dụng cho các nước muốn tham gia.

Mặc dù Serbia đã bắt đầu các cuộc đàm phán tư cách thành viên EU, nhưng giờ đây, họ cũng cảm thấy lo ngại khi ông Macron từ chối mở cửa cho những nước khác tham gia tiến trình này.

Đồng thời, trong khi gần như tất cả các quốc gia xung quanh đã hoặc sắp gia nhập NATO, Serbia vẫn đứng ngoài cuộc và cam kết trung lập. Họ có mối quan hệ đối tác vì hòa bình với NATO và có tham gia các cuộc tập trận của NATO, nhưng quân đội của Serbia cũng có quan hệ với Nga. Moscow cung cấp công nghệ và hỗ trợ vũ khí. Gần đây, Nga cũng đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 ở Serbia để huấn luyện. Nga cũng thường xuyên cung cấp máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và các loại vũ khí khác.

Con đường năng lượng

Với EU, vấn đề họ lo lắng đối với Serbia là luật pháp còn yếu, các nhà phân tích cho biết.

Dimitar Bechev, một chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương và nghiên cứu về ảnh hưởng của Nga trong khu vực này cho biết, điều đáng lo ngại đối với EU không phải là Nga mà là những tình thế cho phép Nga gia tăng ảnh hưởng – việc thiếu luật pháp, thiếu trách nhiệm hay tham nhũng.

"Chúng là vấn đề cấp địa phương, nhưng Nga biết cách vận hành trong một môi trường như vậy và được tăng cường sức mạnh bởi điều đó", theo chuyên gia này.

Theo đánh giá mới nhất về tiến bộ của Serbia trong việc đáp ứng các tiêu chí gia nhập EU, Brussels đã nêu lên mối lo ngại về tham nhũng cũng như việc Belgrade không tương đồng với EU về các biện pháp hạn chế đối với Nga.

Mặc dù Moscow không có tiền để lấp khoảng trống về chi tiêu và đầu tư trong khu vực như Trung Quốc hoặc Liên minh châu Âu, nhưng họ vẫn có đòn bẩy đáng kể.

Đường ống dẫn khí đốt Turkstream, cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu trong khi bỏ qua con đường Ukraine, được dự kiến chạy qua Bulgaria và Serbia trước khi đến Hungary và cung cấp cho Đức, Áo và các nước khác.

Điều đó đưa Serbia trở thành một mắt xích quan trọng trong đường ống năng lượng của EU, tương tự như vai trò của Ukraine trong vai trò trung chuyển khí đốt cho EU trước khi căng thẳng với Moscow nổ ra.

Milan Karagaca, cựu nhà ngoại giao quân sự và là thành viên của Trung tâm tham vấn về chính sách đối ngoại Belgrade, không nghĩ Nga có kế hoạch lớn để khai thác Serbia một cách chiến lược, mà chỉ coi nước này "là một quân bài nhỏ trong ván bài lớn với phương Tây".

Nhiệm vụ của Serbia là duy trì mối quan hệ tốt với Moscow và thuyết phục Brussels rằng họ đang làm điều họ cần làm để trở thành một quốc gia thành viên EU và không cách xa NATO.

Một quan chức chính phủ Serbia, người từ chối nêu tên, cho biết nước này có ý định duy trì sự cân bằng giữa Nga và phương Tây.

Không có quốc gia hay cơ quan quốc tế nào có thể tuyên bố họ đưa chúng tôi vào được phạm vi ảnh hưởng của họ, ông nói.

Dù kết quả ra sao, Serbia có nguy cơ rơi vào trong một trò chơi địa chính trị lớn - đã tăng tốc đáng kể từ khi ông Macron đặt ra câu hỏi về sức mạnh của châu Âu và NATO.

Bechev cho biết, nếu phương Tây thảnh thơi và để khu vực này rời đi thì Nga có rất nhiều cơ hội để thoát khỏi tình trạng hiện tại. Còn nếu Serbia gia nhập EU, họ có thể trở nên giống với Síp hoặc Hungary, hai quốc gia thành viên châu Âu vẫn có quan hệ chặt chẽ với Moscow.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ