• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tương lai nào cho nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Hàn Quốc sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai?

Thế giới 21/02/2019 17:55

(Tổ Quốc) - Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên sắp tới có ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống quân sự Hàn Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp mặt chính thức lần thứ hai, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28/2 sắp tới. Một số nhà phân tích kỳ vọng, hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó bao gồm cả một hiệp ước hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 53.

Nếu điều trên trở thành sự thật, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Hàn Quốc, sẽ đứng trước một tương lai không rõ ràng.

Tương lai nào cho nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Hàn Quốc sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai? - Ảnh 1.

Cậu thanh niên Hàn Quốc Namgung Jin sinh ra gần 50 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến. Namgung cho biết: "Tôi chưa bao giờ coi Triều Tiên là kẻ thù. Tôi chỉ cho rằng cuộc sống của những người sống ở đó chắc sẽ rất vất vả".

Quân đội có quy mô lên tới 600.000 lính của Hàn Quốc dựa trên nghĩa vụ quân sự bắt buộc, trong đó, mỗi nam thanh niên nước này đều phải nhập ngũ trong khoảng 20 tháng. Hầu hết trong số họ đều đóng quân tại những địa điểm hẻo lánh dọc theo khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Theo Lim Tae-hoon, giám đốc Trung tâm Nhân quyền quân sự tại Seoul, chiến tranh Triều Tiên và những di sản của nó vẫn hiển hiện rất rõ trong văn hóa quân sự của Hàn Quốc.

Tờ SCMP cho hay, kể từ năm 1953, trên dưới 60.000 binh lính Hàn Quốc được cho là đã thiệt mạng vì nhiều lý do khác nhau, như tự sát, tai nạn hay dùng thuốc sai… Không một ai trong số họ hy sinh trên chiến trường.

Tuy nhiên, Kim Dong-yup, một nhà phân tích từ Đại học Kyungnam nhận định, còn quá sớm để nói về việc hủy bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Và sẽ còn rất lâu nữa Hàn Quốc mới quay trở lại hệ thống quân sự tình nguyện, ngay cả khi quan hệ hai miền được cải thiện đáng kể.

"Triều Tiên không phải là mối đe dọa an ninh duy nhất cho bán đảo Triều Tiên", ông Kim nói,  đồng thời đề cập tới một số quốc gia láng giềng cũng như thảm họa tự nhiên như những nguy cơ tiềm tàng.

Một số người đã làm nhiều biện pháp khác nhau để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. như 12 sinh viên âm nhạc từng ăn bột protein trước kỳ kiểm tra sức khỏe nhập ngũ, với hy vọng sẽ bị loại vì thừa cân. Người khác thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và tự mình làm gãy xương. 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ