(Tổ Quốc) -Các lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra mong muốn một trật tự thế giới mới sẽ được mở ra trong diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế tại Bắc Kinh ngày 14/5. Các lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra mong muốn một trật tự thế giới mới sẽ được mở ra trong diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế tại Bắc Kinh Ngày 14/5. Các lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra mong muốn một trật tự thế giới mới sẽ được mở ra trong diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế tại Bắc Kinh Ngày 14/5.
Tại diễn đàn vành đai và con đường (OBOR), các đại biểu đã tập trung xoay quanh các chủ để sáng kiến thương mại nhằm xúc tiến thương mại toàn cầu.
Tại diễn đàn vành đai và con đường(OBOR) - Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh:CNN |
Phát biều tại buổi khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hi vọng OBOR sẽ phục vụ cho lợi ích của tất cả các quốc gia và kêu gọi các nước tham gia sáng kiến đóng góp để chống lại chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới. Ông Tập cũng cho biết, Trung Quốc sẽ đóng góp thêm 14.5 tỷ đôla vào Quỹ con đường tơ lụa nhằm hỗ trợ dự án OBOR và hỗ trợ 8.7 tỷ đôla đối với các nước đang phát triển, truyền thông Trung Quốc dẫn tin.
OBOR đã liên tục duy trì trong 4 năm nay, thu hút hơn 68 nước và giúp tăng 40% GDP toàn cầu. OBOR đã phần nào đưa Trung Quốc trở thành một trong các siêu cường thế giới. Diễn đàn được tổ chức gần công viên Olympic của Bắc Kinh dưới sự bảo vệ chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Đẩy mạnh chính trị
Tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai-con đương” bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Phillipines Rodrigo Duterte cùng với nhiều quan chức cấp cao khác.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tại diễn đàn. Ảnh:Sputnik |
Triều Tiên vẫn cử một đoàn nhỏ tham gia diễn đàn lần này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vấn đề hạt nhân Bắc Kinh và Bình Nhưỡng gần đây.
Vào sáng 14/5, Triều Tiên cũng đã tiến hành phóng tên lửa đạn đạo. Vụ phóng tên lửa lần này vào đúng thời điểm sự kiện diễn đàn cấp cao “vành đai-con đường” tại Bắc Kinh.
Các lãnh đạo của Mỹ và các nước châu Âu đã vắng mặt trong sự kiện này. Phía Mỹ có cử đại diện là ông Matt Pottinger – cố vấn đặc biệt cho Tổng thống, nhưng không một quan chức cao cấp nội các nào tham dự tại diễn đàn.
Trước đó, ngày 9/5, Mỹ đã có khẳng định về tầm quan trọng của sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc khi tiến hành ký kết hiệp ước thương mại mới với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Washington có vẻ muốn “lờ đi” diễn đàn OBOR lần này.
Nói trên CNN vào ngày 13/5, Chủ tịch ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á(AIIB) Jin Liqun đã khá lạc quan khi cho rằng, Mỹ có thể đóng vai trò trong các dự án của Trung Quốc và khẳng định rằng, AIIB và Mỹ sẽ phối hợp cho dù là bất kỳ thành viên nào của Mỹ tham gia sự kiện Bắc Kinh lần này.
“Khi cánh cửa mở thì cho dù là thành viên nào đi chăng nữa cũng sẽ hoan nghênh”, ông Jin Liqun nói thêm.
Trong khi OBOR có thể mang lại thuận lợi cho toàn thế giới và xoá đói giảm nghèo thì nhiều hệ luỵ của nó vẫn có thể tồn tại.
Ông Jörg Wuttke, chủ tịch đại diện thương mại châu Âu tại Trung Quốc cảnh báo vào tuần trước rằng, sáng kiến này có thể chỉ ra các hạn chế và rào cản đối với các công ty nước ngoài đang làm việc tại Trung Quốc.
Mỹ rút lui?
Trong khi nhiều quốc gia muốn tham gia vào OBOR với lạc quan tiềm năng kinh tế mà Trung Quốc hứa hẹn thì mức độ rủi ro thông qua OBOR vấn có thể nhìn thấy, Christopher Balding – giáo sư khoa kinh tế học Đại học Bắc Kinh cho biết.
Đặc biệt, lo lắng có thể gia tăng nếu như các dự án gây quỹ của Trung Quốc thất bại. Điều này được hiểu rằng, các công ty và ngân hàng Trung Quốc có thể “tiếp quản thay thế” nếu các dự án thất bại. Theo đó, phía Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm soát toàn bộ về các dự án chiến lược tại cái công ty nước ngoài , ông Balding nói thêm.
Theo ông Jin, mức cảnh báo này là cần thiết bởi trong quá khứ yếu tố này đã từng vướng mắc.
“Điều quan trọng là phải chắc chắn rằng, các dự án OBOR có thể mang lại lợi ích cho người dân ở quốc gia mà họ đang sống”, ông Jin nói trên CNN.
Trong khi đó, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Max Baucus thì cho rằng, OBOR nếu không thắt chặt sẽ gây ra lo lắng cho nhiều nước về vấn đề này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng cho rằng, Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ là sự giúp sức của 12 nước đồng minh đẩy mạnh tiềm năng kinh tế cho Trung Quốc. Vì vậy, ông Trump đã kéo Mỹ ra khỏi Hiệp định này ngay khi chính thức vào Nhà Trắng.
Mỹ cũng đã giảm các hoạt động thương mại tại châu Á và liên tục tìm các giải pháp đối phó với Triều Tiên gần đây.
Theo ông Baucus, việc rút khỏi TPP của Mỹ đã mang đến ít nhiều rủi ro cho các thành viên, trong khi đó, bản thân OBOR lại tạo đà thuận lợi và đưa Trung Quốc lên tầm cao mới.
(Theo CNN)