• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vén màn nguyên nhân thực sự Ba Lan "mở toang cửa" cho đón binh lính và loạt khí tài Mỹ

Thế giới 12/06/2019 21:43

(Tổ Quốc) - Theo Sputnik, một số thông tin cho rằng trong tương lai gần, Ba Lan sẽ tiếp nhận khoảng hơn 1.000 binh lính Mỹ.

Động thái trên một trong những nỗ lực của chính quyền Warsaw nhằm đối phó với những nguy cơ an ninh được cho là đến từ nước láng giềng Nga. Tuy nhiên, ẩn sau đó liệu có phải đang tồn tại một động cơ kinh tế?

Trước cuộc gặp gỡ của Tổng thống Donald Trump với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda tại Nhà Trắng vào hôm thứ Tư (12/6), một bài viết trên AP dẫn lời các quan chức giấu Mỹ giấu tên tiết lộ, Washington sẽ triển khai thêm ít nhất 1.000 lính, bổ sung cho số lượng 4.500 lính Mỹ hiện đang đóng quân luân phiên trong và ngoài Ba Lan.

Ba Lan không chỉ là điểm đến của các binh lính Mỹ, một phi đội máy bay không người lái Reaper và các bệ phóng tên lửa AEGIS trên bờ, cũng sẽ sớm đi vào hoạt động tại đây trong tương lai gần.

Vén màn nguyên nhân thực sự Ba Lan mở toang cửa cho đón binh lính và loạt khí tài Mỹ - Ảnh 1.

Một buổi lễ chào đón phái đoàn lính Mỹ tại Zagan, Ba Lan vào ngày 12/1/2017 (ảnh: AP)

"Các bệ phóng tên lửa quốc phòng cũng có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình vì hệ thống Aegis được đặt trên tàu thật – và đây là phiên bản trên mặt đất của nó. Vì vậy, Nga coi đây là sự vi phạm hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung", nhà phân tích các vấn đề quốc tế và an ninh Mark Sleboda chia sẻ với hai người dẫn Eugene Puryear và Sean Blackmon của chương trình "By Any Means Necessary"

Theo ông Sleboda, việc bổ sung thêm binh lính và hệ thống tên lửa AEGIS trên bờ có thể đem tới cho Ba Lan thêm lợi thế trước các nước phương Tây trước đây vốn thể hiện một lập trường không quá "diều hâu" đối với Nga.

Ba Lan "liên tục điều động thêm binh lính vì các mục đích chính trị bắt đầu trở thành một nguy cơ quân sự nghiêm trọng trong mắt người Nga", Sleboda chỉ ra.

Trong khi đó, Puryear đặc biệt lưu ý những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản dự án đường ống dẫn khí gas Nord Stream 2 trở thành hiện thực. Nord Stream 2 đang gây nên những chia rẽ lớn trong EU. Các quốc gia, do Ba Lan dẫn đầu, tỏ ra quan ngại trước viễn cảnh tập đoàn Nga Gazprom sẽ ngày càng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực một khi dự án hoàn thành. Còn những người ủng hộ cho rằng, đường ống là cực kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho EU trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu năng lượng của châu Âu đang ngày một gia tăng. Nord Stream 2 được đánh giá là một tuyến đường vận chuyển khí gas từ Nga đáng tin cậy hơn nhiều so với tuyến truyền thống qua Ukraine – từng nhiều lần bị gián đoạn.

Người dẫn chương trình gọi các động thái của Mỹ là một cách tiếp cận "vây ráp và ngăn chặn"; đồng thời chỉ ra, Ba Lan đang "nhanh chóng nâng cấp các cảng của mình để có thể tiếp nhận thêm nhiều khí gas hóa lỏng".

Năm 2007, Nga đã hủy bỏ kế hoạch mở rộng đường ống Yamal, vận chuyển khí gas tự nhiên từ Siberia tới Đức và đi qua Ba Lan. Ban đầu Moscow chọn tập trung vào Nord Stream 2 nhưng năm 2013, Điện Kremlin từng đề cập tới việc khôi phục lại cả dự án Yamal.

"Chúng ta phải lưu ý, Ba Lan đang quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm khí gas và dầu mỏ. Và trong khi họ rõ ràng đang cố gắng đa dạng hóa càng nhiều càng tốt, với nguồn khí gas hóa lỏng đến từ Trung Đông hơn là từ Mỹ - thì Mỹ cũng đưa ra tín hiệu", Sleboda nhận định.

Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế và an ninh cũng đánh giá, Nord Stream 2 sẽ là dự án mở rộng đường ống hiện tại, giúp tăng gấp đôi khả năng vận chuyện khí gas hóa lỏng.

"Một khối lượng lớn khí gas Nga tới châu Âu đi qua Ba Lan. Và Ba Lan tất nhiên thu phí quá cảnh. Vì vậy, đường ống Nord Stream 2 hoàn tất về cơ bản đồng nghĩa với việc nền kinh tế Ba Lan mất đi nguồn thu", Sleboda nói, đồng thời nhận xét, mong muốn tránh được những thiệt hại kinh tế có thể là một trong những động cơ chính để Ba Lan tiến gần hơn về phía Mỹ.

"Ba Lan có thể cố gắng và một lần nữa chứng tỏ rằng, họ nên là một đối tác mà Mỹ lựa chọn bên trong EU", nhà phân tích dự đoán.

Mới đây, chính quyền Ba Lan cũng đã bày tỏ ý định đẩy nhanh tốc độ mua các phi cơ chiến đấu F-35 từ Mỹ trong trường hợp Washington hủy bỏ hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ vì thỏa thuận sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất.

Vén màn nguyên nhân thực sự Ba Lan mở toang cửa cho đón binh lính và loạt khí tài Mỹ - Ảnh 3.

Ba Lan muốn đẩy nhanh quá trình mua F-35 từ Mỹ (ảnh: Lầu Năm góc)

"Ba Lan đang xếp hàng chờ mua những máy bay này và thậm chí nếu Mỹ muốn bán chúng cho Ba Lan, theo điều kiện thông thường, Warsaw không có cơ hội mua trước Thổ Nhĩ Kỳ. Và giờ đây, Thổ đơn giản là bị gạt ra khỏi hàng", một nguồn tin chia sẻ với hãng thông tấn RIA.

Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã ký một kế hoạch hiện đại hóa về mặt công nghệ cho quân đội nước này tới năm 2026. Theo chương trình, Ba Lan sẽ mua 32 chiếc phi cơ F-35 từ Mỹ, nhằm thay thế cho các máy bay S-22 và MiG-29 của Ba Lan do Liên Xô sản xuất.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ