• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vũ khí nào cho chiến thắng trước Nga và Trung Quốc?

Thế giới 14/02/2019 13:13

(Tổ Quốc) - Tờ National interest cho rằng, chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Trump được cho có phần hạn chế trong các lựa chọn và điều cuối cùng thừa nhận đó vẫn là sự đánh cược tốt nhất.

Các lựa chọn chiến lược

Để duy trì trật tự quốc tế đang tồn tại dưới sức ép từ Trung Quốc, Nga và Iran, Mỹ có ba lựa chọn ngoại giao cơ bản, bao gồm: việc đưa một vài hoặc tất cả các đối thủ vào tầm ngắm các quốc gia "chịu trách nhiệm"; sắp xếp lại quan hệ ngoại giao quốc tế thông qua việc phát triển các đồng minh mới và thúc đẩy liên minh hiện tại mang đến tính hiệu quả trong điều kiện an ninh mới.

Vũ khí nào cho chiến thắng trước Nga và Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest

Theo tờ National interest, chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Trump có thể hiểu được rằng, các lựa chọn có phần hạn chế và lựa chọn cuối cùng – cải cách liên minh hiện tại – đang là sự đánh cược tốt nhất. Sự công nhận này gia tăng từ tiến trình loại bỏ các lựa chọn khác. Trong thời gian qua, các đối thủ dường như không hề thích tham gia đồng nhất trong các sự kiện chính trị quốc tế và có rất ít các đồng minh mới mà Mỹ có thể phát triển.

Lựa chọn đầu tiên đưa các nước như Trung Quốc và Nga vào cộng đồng toàn cầu. Lựa chọn này nảy sinh từ mối quan hệ có phần đặc biệt giữa hai nước trong các thập kỷ qua. Sự thúc đẩy thương mại toàn cầu đã giúp Bắc Kinh có vị trí quốc tế mới.

Tờ National interest cho rằng, Mỹ nên chào đón Trung Quốc giống như "một đối tác và người chơi mới nổi", thúc đẩy trách nhiệm cùng với tiêu chuẩn quốc tế đặt ra.

Trước đây, chính quyền cựu Tổng thống Obama đã theo đuổi, hi vọng về một chính sách "xét lại" với Nga giữa các căng thẳng về các hiểu nhầm cùng với thói quen cũ trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Cách tốt nhất là xoa dịu các lo lắng của Nga thông qua hỗ trợ Moscow. Kết quả, cựu Tổng thống Obama đã hoãn các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa NATO tại Ba Lan và cộng hòa Czech thời điểm đó.

Cuối cùng, điểm nhấn Iran vẫn là một trăn trở bởi tính ảnh hưởng của nó. Định hướng nhằm kiềm chế cách cư xử tồi tệ thông qua các chương trình vũ khí hạt nhân trong hỗ trợ các lợi ích tài chính và lờ đi các hoạt động gây bất ổn trong khu vực và xa hơn nữa. Các nhà lãnh đạo Iran có thể cải thiện cuộc sống của người dân quốc gia họ chứ không phải tăng cường thêm bạo lực. Một quan chức thời cựu Tổng thống Obama từng nói rằng, Iran không nên dành quá nhiều chi phí cho súng mà nên dành tiền mua bơ.

Giả thiết cho rằng Tehran sẵn sàng đánh đổi chương trình hạt nhân của họ bằng cam kết chấm dứt cô lập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa sẽ cho phép họ trở lại hội nhập toàn cầu. Cựu Ngoại trưởng John Kerry từng cho rằng, Iran là đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Giống trong trường hợp cua Nga, chính sách với Iran đang chống lại lợi ích của nhiều đồng minh Mỹ.

"Các đồng minh của Washington liên tục phản đối các ảnh hưởng của Iran tại Syria. Không thể nhìn thấy sự hứa hẹn tương lại của quan hệ hợp tác, các đồng minh Mỹ (mà không phải Iran) đang được coi là vấn đề chính tại Trung Đông", tờ National interest nhận định.

Bài toán kỳ vọng an ninh toàn cầu?

Thực tế lại hoàn toàn khác. Mặc dù mọi thứ đã "xét lại" nhưng Nga đã can thiệp vào Ukriane vào năm 2014 và từng có nhiều căng thẳng trong vấn đề này. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn tiếp tục mở rộng địa ốc mới trên toàn cầu. Trong khi đó, cho dù đã tham gia Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) thì Iran vẫn tiếp tục phát triển tên lửa trong khi thúc đẩy sự hiện diện quân sự tại Trung Đông. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các đối thủ vẫn tiếp tục và các đối thủ vẫn tồn tại.

Lựa chọn thứ hai rằng, Mỹ vẫn tiếp tục tìm kiếm các đồng minh mới nhằm duy trì cân bằng. Ấn Độ là một ví dụ. Trong nhiều thập kỷ đến hiện tại, Washington vẫn bày tỏ hi vọng rằng Ấn Độ sẽ trở thành đồng minh trước các thách thức lớn mạnh mỗi ngày của Trung Quốc.

Cuộc xoay vòng ngoại giao sẽ là cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ, đặc biệt là thúc đẩy lựa chọn tìm kiếm đồng minh mới. Ví dụ như, điều này sẽ là lợi ích cho Mỹ và liên minh phương Tây là Nga đối phó với Trung Quốc. Trong bất kỳ trường hợp nào, Tổng thống Putin không thể chống lại Trung Quốc trong khi tại Trung Đông, Nga đang hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad – một đồng minh của Iran. Đơn giản là không có bằng chứng rằng Nga chia sẻ bất kỳ lợi ích nào. Các chuyên gia cho rằng, điều đó thật khó để có thể mặc cả với Nga trong nỗ lực hỗ trợ đối phó với Trung Quốc.

Lựa chọn cuối cùng là sự tồn tại các liên minh hiện hữu, mở rộng quan hệ từ châu Âu, qua Trung Đông đến Đông Á. Đây là một lựa chọn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh là phản ánh các điều kiện thay đổi địa chính trị. Ở bối cảnh hiện tại, giới quan sát đánh giá rằng Mỹ cần phải có chia sẻ tham vọng và gánh nặng trước các lo lắng về an ninh và ổn định toàn cầu. Điều này thúc đẩy việc giữ vững và duy trì mối quan hệ liên minh. Mục tiêu theo đuổi cuộc cải cách chiến lược giữa các liên minh, đặc biệt là liên minh phương Tây sẽ nằm trong bài toán an ninh giữa Mỹ và châu Âu.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ