(Tổ Quốc) - Tờ Guardian đưa ra các đánh giá về nỗ lực toàn cầu giúp thế giới vượt qua dịch bệnh và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Trong tháng Ba, nhóm các quốc gia thành viên G20 đã đồng thuận sẽ hỗ trợ các nước vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Kể từ sau đó, mọi thứ vẫn im lặng. Nhưng chắc chắn, khủng hoảng dịch bệnh đang cần sự hợp tác của các quốc gia trên thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã vượt qua mọi ranh giới và lan mạnh khắp thế giới. Nhóm các quốc gia thành viên G20 được biết đến là diễn đàn quốc tế hàng đầu thế giới về hợp tác kinh tế quốc tế đã có các động thái kêu gọi hợp tác chống dịch bệnh. Tuy nhiên, theo giới quan sát, mọi thứ vẫn tồn tại các hạn chế.
Theo the Guardian, dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả quốc gia cho dù là giàu hay nghèo. Mức độ lây lan của dịch bệnh ắt hẳn sẽ khiến các quốc gia nghèo phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng vì hệ thống y tế chưa đảm bảo. Trong khi đó, các quốc gia phát triển luôn bày tỏ sự thận trọng đối phó vì làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong bối cảnh hiện tại khi thế giới chưa có vaccine hoặc phác đồ điều trị phù hợp với bệnh Covid-19.
Vào ngày 26/3, nhóm các quốc gia thành viên G20 từng đưa ra hứa hẹn sẽ sử dụng tất cả các công cụ chính sách có sẵn để hỗ trợ các quốc gia kêu gọi trợ giúp. Sẽ có các phương thức triển khai nhanh chóng, đối phó khẩn cấp và các nỗ lực sẽ thực hiện trong các tuần tới.
Khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lên tiếng rằng các thị trường mới nổi và các quốc gia phát triển cần hỗ trợ ít nhất 2.5 triệu đôla Mỹ. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh và vẫn tiếp tục tăng thời điểm này thì khoảng trống từ yêu cầu của các quốc gia nghèo khó vẫn chưa thể lấp đầy. Giới chuyên gia nhận định, dịch bệnh đang đẩy mọi thứ vượt qua tầm kiểm soát khi các ca nhiễm tăng đều và chưa thể kiềm chế trong thời điểm như vậy.
Thêm vào đó, thế giới cũng đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế cũng như giảm số giờ làm việc của mọi người khắp thế giới đã khiến cho mọi thứ thay đổi. "Hiện tại, thế giới đang mất khoảng hơn 300 triệu việc làm toàn thời gian", Tổ chức Lao động thế giới xác nhận.
Lần đầu tiên trong thế kỷ này, tỷ lệ nghèo đói toàn cầu tăng lên và định hướng ba thập kỷ cải thiện mức sống người dân đang bị đảo lộn vì dịch bệnh.
"Thêm 420 triệu người sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói và khoảng 265 triệu người đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng", Chương trình lương thực thế giới cho biết.
Các nền kinh tế đang phát triển cũng đối mặt với nhiều khó khăn và không ngạc nhiên khi hơn 100 quốc gia đã phải nộp đơn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp.
Theo giới chuyên gia, nhóm các quốc gia G20 chưa đáp ứng các nhu cấu ứng phó dịch bệnh trong giai đoạn đầu. Các động thái giải cứu trong giai đoạn 2 bao gồm kế hoạch phục hồi toàn diện vẫn đang tiếp tục, trong đó nhấn mạnh đến khả năng hợp tác thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng toàn cầu.
Theo the Guardian, các quốc gia nghèo vẫn cần sự viện trợ giúp đỡ không chỉ vài tuần mà có thể kéo dài vài tháng. Giảm nợ là cách nhanh nhất để giải phóng tài nguyên. Cho đến hiện tại, vùng Saharan đang phải chi tiêu nhiều hơn cho việc trả nợ mà không thể đáp ứng hệ thống y tế. Khoản nợ 80 tỷ đôla của 76 quốc gia nghèo nhất thế giới đang được gia hạn cho đến khi ít nhất tháng 12/2021.
Tuy nhiên, các quốc gia nghèo cần hỗ trợ tiền mặt trực tiếp. Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng đã lên tiếng về khả năng hỗ trợ cho các quốc gia nghèo.
Một nghìn tỷ đôla thứ hai cũng được huy động. Đối với các quốc gia châu Âu như Pháp, Anh và Đức sẵn sàng cho các quốc gia nghèo hơn vay nếu IMF đồng ý, trong đó 500 tỷ đôla sẽ được hỗ trợ ngay lập tức và thêm 500 tỷ đôla cho năm 2022.
Mỹ từng lên tiếng về việc phát triển vaccine mới hay phác đồ điều trị nếu thành công sẽ cung cấp cho tất cả mọi người trên thế giới. Ý kiến này của Washington đã nhận được sự chấp thuận của Tổ chức Y tế thế giới về việc hỗ trợ các quốc gia nghèo chống dịch bệnh. Vào ngày 4/6, tại hội nghị cam kết do liên minh vaccine toàn cầu phối hợp ở Luân Đôn, các quốc gia tài trợ thống nhất đóng góp 7 tỷ đôla cần thiết hỗ trợ quá trình tiêm chủng rộng rãi.
Tờ Guardian viết: "Không một quốc gia nào khác có thể tránh khỏi bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc phát triển vaccine và phác đồ điều trị bệnh là rất cần thiết lúc này."
Dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng mạnh mẽ khắp thế giới. Bài học hiện tại mà chúng ta có thể thấy rõ là sự hợp lực và hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới để bước qua khủng hoảng y tế.
Vì vậy, theo the guardian, đã đến lúc thế giới cũng như nhóm các quốc gia thành viên G20 hợp lực đoàn kết vượt qua các khó khăn và đi đến thông nhất về chính sách kinh tế cũng như xã hội toàn cầu để đưa thế giới trở lại nhịp sống bình thường vốn có.