(Tổ Quốc) - Đại sứ Mỹ cảnh báo Israel vào ngày 9/2 về việc không tuyên bố chủ quyền đơn phương đối với Bờ Tây mà chưa có sự đồng ý của Washington.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump được công bố vào ngày 28/1, trong đó đề xuất giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel và Palestine. Tổng thống Mỹ đề xuất thành lập nhà nước Palestine với thủ đô là một số khu vực ở Đông Jerusalem, áp dụng một số điều kiện nghiêm ngặt kèm theo.
Theo hãng Reuters, Tổng thống Donald Trump cho rằng, kế hoạch hòa bình Trung Đông dài 80 trang mà ông tuyên bố vào ngày 28/1 là một thỏa thuận mang lại cơ hội cho cả Israel và Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá cao đề xuất của tổng thống Mỹ là kế hoạch tuyệt vời cho Israel cho hòa bình và Tổng thống Trump là người bạn tuyệt vời nhất mà Israel từng có ở Nhà Trắng.
Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmud Abbas kiên quyết bác bỏ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump và chỉ trích Washington đang thiên vị Israel.
Thủ tướng Netanyahu đầu tiên cam kết áp dụng nhanh chóng cho luật pháp Israel trước thềm bàu cử vào ngày 2/3 sắp tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Netanyahu đã buộc phải lùi lại sau khi Nhà Trắng đưa ra khẳng định rằng muốn làm rõ lộ trình giữa Mỹ - Israel trước tiên và thời gian phải mất vài tuần hoặc hơn.
Về phần mình, phía Palestine liên tục đưa ra bác bỏ kế hoạch của Tổng thống Trump ngay từ khi bắt đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Naftali Bennett yêu cầu hối thúc một cuộc bỏ phiếu nội các ngay lập tức tại Bờ Tây. Tuy nhiên, đại sứ Mỹ đã can thiệp.
"Người Israel phải tuân thủ quá trình hoàn thiện bản đồ giữa Mỹ và Israel. Bất kỳ hành động đơn phương nào đều có thể ảnh hưởng đến kế hoạch và sự công nhận của Mỹ", đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman viết trên twitter.
Trong bài phát biểu riêng, ông Friedman đã nói rõ thông điệp hãy một chút kiên nhẫn, tiếp tục lộ trình để làm đúng. Đây không phải là điều mà chúng tôi nghĩ rằng cần phải nhắc đến quá nhiều.
"Đảo ngược tiềm năng"
"Có tin tức rằng nội các Israel đang bị đẩy đi theo hướng đảo ngược đối với quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ mọi người nên biết nơi chúng ta đang đứng. Điều này không hề là thách thức", Đại sứ Mỹ tại Israel Friedman nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Netanyahu vẫn tỏ ra nhất trí với động thái từ Nhà Trắng.
"Việc công nhận của Mỹ là điều thiết thực và chúng tôi không muốn gây nguy hiểm cho điều đó", Thủ tướng Israel nói với nội các vào ngày 9/2.
Tại Trung tâm Jerusalem về các sự vụ công cộng (JCPA), ông Friedman cho biết, tiến trình hoạch định lập bản đồ cụ thể khó có thể hoàn thành trước ngày 2/3. Tuy nhiên, ông đã đưa ra khả năng thực hiện mặc dù cuộc bầu cử sắp tới của Israel chưa thể biết ai là người chiến thắng.
Phần lớn các quốc gia đều xem các khu đất mà Israel duy trì chiếm đóng quân sự kể từ cuộc chiến tranh Trung Đông 1967 là vi phạm luật pháp quốc tế. Đây cũng là vùng đất mà người Palestine muốn xây dựng nhà nước trong tương lai.
Người Palestine cho rằng, việc chiếm đóng khu đất này trong tương lai không thể tồn tại. Israel lại đề cập đến các nhu cầu an ninh cũng như các mối quan hệ lịch sử đối với vùng đất trong thời gian dài.
"Bất kỳ nỗ lực từng bước đơn phương nào cũng đều bị bác bỏ cho dù trước hay sau bầu cử. Các yếu tố này không bao giờ trở thành sự thật", Người phát ngôn cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas - Nabil Abu Rdainah nói.
Điều duy nhất mà chúng tôi có thể chấp nhận là bản đồ Palestines trên các biên giới năm 1967", ông Nabil Abu Rdainah nói thêm.
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng bác bỏ nhiều phần của bản kế hoạch, khẳng định văn bản này vi phạm các giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã nhất trí và việc Israel sáp nhập đất đai của người Palestine sẽ vấp phải sự phản đối, Liên minh Nghị viện Arab (APU) ngày 8-2 cũng đã lên tiếng bác bỏ "thỏa thuận thế kỷ" này. Tuyên bố trên được đưa ra trong phiên họp khẩn cấp lần thứ 30 của APU có sự tham dự của đại diện từ 20 nước Arab.
Tuyên bố nêu rõ , Mỹ công bố thỏa thuận thế kỷ và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là một sự leo thang nguy hiểm đến an ninh khu vực và mất đi cơ hội hòa bình. Điều này sẽ khiến người Palestine có phần căng thẳng.
Chủ tịch Ủy ban dân tộc Palestine Salim Zanoun từng khẳng định, các giải pháp của Mỹ đề cập trong kế hoạch hòa bình Trung Đông mang tính hủy diệt bởi đã phớt lờ quyền được trở về của người tị nạn Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmous Abbas cũng lên tiếng bác bỏ kế hoạch hòa bình do Mỹ đề xuất, cho rằng, kế hoạch đó một chiều vì nó có nhượng bộ cho Israel.