• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xung đột Nga Mỹ bứt phá tín hiệu mới nhất

Thế giới 10/01/2018 06:34

(Tổ Quốc) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donal Trump vừa có kế hoạch tham gia đàm phán dự kiến vào cuối tháng này giữa người đứng đầu lực lượng Mỹ tại châu Âu và tư lệnh quân sự đứng đầu của Nga.

Tín hiệu mới nhất của Nga Mỹ

Cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Nga Mỹ được xem là đột phá tín hiệu “tan băng” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Washington.

Tổng thống Putin và Tổng thống Trump. Ảnh:Gettyimage

Từ năm 2013, đây là lần đầu tiên các cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra. Cuộc gặp gỡ giữa tướng quân đội Curtis Scaparrotti, Tư lệnh NATO ở châu Âu và tướng Valery Gerasimov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cũng được thông báo có thể diễn ra vào khoảng 1 năm sau khi Tổng thống Trump chính thức vào Nhà Trắng và hứa hẹn quan hệ giữa hai siêu cường thế giới sẽ có cải thiện.

Khi các căng thẳng xuyên Đại Tây Dương diễn ra tại châu Âu, Tổng thống Trump đã tự đặt mình là đồng minh chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump đã từng chỉ trích các lập trường cứng nhắc của cựu Tổng thống Obama đối với lãnh đạo đồng cấp Nga. Theo Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo Nga Mỹ cùng hợp tác và nỗ lực trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS tại Syria.

“Đây là một phần của quá trình ngoại giao thông thường và điều này không nên quá ngạc nhiên khi cho rằng có quá nhiều vấn đề chúng ta cần thảo luận với Nga”, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ  Heather Nauert nói trên  BuzzFeed News.

Thời gian gần đây, cuộc chạy đua vũ trang giữa lực lượng NATO và Nga liên tục tăng cường tại các biên giới châu Âu thông qua việc triển khai binh lính, tăng cường phương tiện và vũ khí khủng.

Các quan hệ mờ nhạt giữa Nga và Mỹ trong thế kỷ 21 được cho là bắt nguồn từ tín hiệu khủng hoảng chính trị Ukraine vào năm 2013. Vào thời điểm đó, cựu Tổng thống Obama đã từng phản ứng đối với Moscow thông qua việc cắt ngoại giao giữa tư lệnh NATO của Mỹ và lãnh đạo đứng đầu quân đội Nga.

Quan hệ đang ở mức thấp nguy hiểm nhất

Cam kết cải thiện quan hệ Nga Mỹ của ông Trump khi trở thành Tổng thống Mỹ đã lu mờ bởi các cáo buộc liên tục cho rằng Nga có liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Mối quan hệ hai nước vẫn đi xuống và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Tuy nhiên, không như kỳ vọng sau chiến thắng bầu cử Mỹ vào tháng 11/2016, các điều tra liên quan đến Nga cùng với đó là cáo buộc tấn công mạng nhằm phát tán các thông tin gây bất lợi cho Đảng dân chủ.  Theo các nhà quan sát, khi các nỗ lực của tình báo Mỹ phát hiện ra bằng chứng liên quan của ông Trump đối với Nga cũng là lúc Tổng thống Mỹ giữ khoảng cách với Tổng thống Putin về các vấn đề chính như chiến tranh Syria và Mỹ ủng hộ NATO.

Quốc hội Mỹ vẫn cân nhắc các biện pháp đối với Nga về việc liên can trong bầu cử Mỹ năm 2016, tiếp tục các chiến thuật áp đảo các nhà ngoại giao Nga tại Mỹ và tăng cường các biện pháp trừng phạt vào các cá nhân và thực thể Nga. Phản ứng trước điều này, Tổng thống Trump đã cảnh báo vào tháng 8 rằng, các quan hệ giữa Nga và Mỹ đã lún sâu và ở mức thấp nguy hiểm nhất.

Tổng thống Trump đã có các phản ứng tiêu cực từ Moscow khi nhắm vào mối quan hệ “được cho là thân thiết giữa Nga và Trung Quốc trong chiến lược an ninh quốc gia mới. Tổng thống Trump đã bày tỏ không muốn từ bỏ một thế giới đơn cực và chấp nhận một thế giới đa cực. Ông Trump cũng nhận thấy khó khăn trong việc đảm bảo hỗ trợ các đồng minh châu Âu, bao gồm việc từ bỏ Hiệp định biến đổi khí hậu, xe, xét việc rút lại thỏa thuận hạt nhân Iran và việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Phần lớn các nhà phân tích bày tỏ quan ngại về tương lai quan hệ giữa Mỹ và Ukraine với nhiều phỏng đoán về việc Ukraine sẽ là nạn nhân trong chính sách ngoại giao tham vọng của chính quyền Tổng thống Trump. 

Nhà Trắng vẫn giữ quan điểm hỗ trợ cho Ukraine cho đến các tuần cuối năm 2017. Cụ thể, quyết định trong tháng 12 hỗ trợ Kiev các vũ khí phòng vệ tại Ukriane giống như món quà Noel sớm.

Moscow đã liên tục trải qua thời gian dài và khó khăn nhằm loại bỏ Washington ra khỏi Ukraine. Với việc lờ đi các lo lắng của Moscow và tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, Nhà Trắng liên tục có các tuyên bố mạnh mẽ đối với Kremlin.

Chiến lược an ninh mới của Mỹ khẳng định, Nga đang ngày một gia tăng ảnh hưởng nhằm giảm đi lợi ích của Mỹ và cố gắng giảm đi lợi ích của Washington đồng thời chia rẽ Mỹ khỏi các đồng minh và đối tác.

Điều này làm suy yếu đi mong muốn mục tiêu dài hạn của Tổng thống Trump trong quan hệ thân thiết với Nga.

Tổng thống Putin gọi đây là chiến lược gây hấn và Nga sẽ đưa ra tính toán khác.

“Sự đối lập này là vấn đề kéo dài dai dẳng trong nhiều năm giữa hai nước. Những gì chúng ta nhìn thấy thực sự hiện tại có thể là Tổng thống Trump muốn xích lại quan hệ gần gũi hơn. Trong khi đó, bộ ba Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mong muốn vạch ra ranh giới nhạy cảm đối với Nga”, bà Angela Stent, Nghiên cứu Âu - Á, Nga và Đông Âu tại Trường ĐH Georgetown (Mỹ) cho hay.

 (Theo newsweek)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ