(Tổ Quốc) -Bộ Giao thông vận tải ngày 20/6 vừa phát đi thông cáo báo chí khẳng định như vậy.
- 20.09.2016 Grab gây choáng, huy động thành công 750 triệu USD
- 14.11.2016 Đà Nẵng bắt đầu thử nghiệm dịch vụ xe hợp đồng
- 08.12.2016 Từ ngày 12-12, Grab sẽ thu thuế hộ tài xế
- 04.04.2017 Tại sao Uber, Grab taxi lại chỉ nộp thuế 5% thay vì 10% của taxi truyền thống?
- 11.05.2017 GrabShare ra mắt dịch vụ đi xe chung, giảm 30% chi phí
- 04.06.2017 Gần 10 hãng taxi Việt đã sử dụng phần mềm như Uber, Grab
- 16.06.2017 TP.HCM: Nhóm GrabBike hỗn chiến, cảnh sát phải nổ súng chỉ thiên để trấn áp,
- 19.06.2017 Vụ Grabike hỗn chiến tại bến xe Miền Tây: Phạt hành chính 1,5 triệu đồng đối với 3 tài xế
Theo đó, Bộ này khẳng định, Bộ thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm trong hoạt động thí điểm mô hình Grab, Uber; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục hướng dẫn triển khai công tác thí điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng; đồng thời thực hiện theo đúng tinh thần của Chính phủ về triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Tất cả các văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian vừa qua không có văn bản nào “tạm dừng hoặc phanh gấp” thí điểm của các đơn vị thí điểm như một số báo điện tử đưa tin mấy ngày vừa qua”- Thông cáo nêu rõ.
Không có văn bản nào “tạm dừng hoặc phanh gấp” thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. |
Trước đó, ngày 19/10/2015, Thủ tướng đồng ý cho phép Bộ Giao thông vận tải triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
Sau đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 24 năm 2016 quy định, tất cả các đơn vị có đề án cụ thể phù hợp với tính chất, phương thức vận hành của từng ứng dụng, phù hợp các cam kết, thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị có liên quan và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đều được tham gia thí điểm. Bản chất của việc thí điểm là cho phép sử dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng bằng văn bản.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đã tiếp nhận đề xuất và đồng thuận cho phép 9 đơn vị gồm: Công ty TNHH GrabTaxi (Grab Car), Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (V.CAR), Công ty cổ phần Vận tải 57 Hà Nội (THANH CONG CAR), Công ty cổ phần Sun Taxi (S.CAR), Công ty cổ phần Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (VIC.CAR), Công ty Cổ phần Hợp tác đầu tư và Phát triển (HOME CAR), Công ty TNHH Uber Việt Nam (Uber), Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh Car), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Linh Trang (LB.Car) để triển khai các Đề án thí điểm theo quy định tại Quyết định số 24.
“Kết quả thực hiện thí điểm ban đầu cho thấy, hiệu quả của việc ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ công tác điều hành, hỗ trợ hoạt động vận tải đã được người dân đánh giá cao, ngày càng phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân”- Thông cáo cho hay./.
Thái Linh