• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bộ tứ QUAD thúc đẩy sáng kiến hàng hải mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Thế giới 09/06/2022 15:25

(Tổ Quốc) - Sáng kiến Đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhận thức trong lĩnh vực hàng hải (IPMDA) hướng tới chia sẻ thông tin giữa Quad với các đối tác trên toàn bộ khu vực.

Ông Dhruv Katoch, một vị tướng trong Quân đội Ấn Độ đã về hưu nói trên CNBC rằng mặc dù QUAD (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Australia) không phải là một tổ chức an ninh nhưng có khả năng phát triển nhanh và có vị thế nhất định để tiếp cận các vấn đề nóng.

Bộ tứ QUAD thúc đẩy sáng kiến hàng hải mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Xu hướng triển khai sáng kiến quân sự trên biển sẽ là một xu hướng dễ dàng được thực hiện khi cả 4 thành viên QUAD đều có lực lượng hải quân tương ứng và tương đối đầy đủ. Trước tình hình cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc, các tàu hải quân Mỹ, Australia, Đức, Pháp và Anh đã tham gia một số cuộc tuần tra "tự do hàng hải" ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, trong chương trình IPMDA vào tháng 5, nhóm Bộ tứ QUAD đã cảnh báo thêm về các động thái tiếp cận mới cũng như về tình trạng gia tăng cảnh giác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ, sáng kiến mới sẽ tăng cường năng lực cho các đối tác ở các đảo thuộc Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương nhằm giám sát đầy đủ các vùng biển của họ, từ đó duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Cũng theo thông tin từ Nhà Trắng, dữ liệu về hoạt động di chuyển của tàu trong sáng kiến IPMDA sẽ được chia sẻ cùng các bên tham gia ở bốn trung tâm tổng hợp thông tin là Ấn Độ, Singapore, quần đảo Solomon và Vanuatu, một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương.

Về phía QUAD, Bộ tứ khẳng định IPMDA sẽ chia sẻ thông tin thực địa (trên biển) tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua các nguồn thông tin mở và công nghệ mới, nhằm ứng phó với thiên tai và các thảm họa nhân đạo.

"Quyết định của QUAD nhằm mục tiêu cung cấp dữ liệu từ vệ tinh thương mại cho các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương", ông Katoch, người trước đây từng phục vụ tại biên giới Ấn- Trung cho biết.

Sáng kiến tình báo

QUAD khẳng định IPMDA sẽ được thúc đẩy qua các trung tâm thông tin trong khu vực và sẽ tạo nền tảng kết nối các đối tác khác vào hệ thống chia sẻ thông tin của bốn trung tâm này.

Nhà Trắng cho biết, sáng kiến IPMDA sẽ hướng đến mục tiêu theo dõi " tàu vận chuyển trong đêm tối" hoặc các tàu ngầm tìm cách né tránh bị phát hiện thông qua việc tắt bộ phát đáp truyền dữ liệu nhận dạng và vị trí. Từ đó, sẽ xác định các hoạt động vận chuyển trái phép vũ khí bị cấm hay hành động đánh bắt bất hợp pháp.

Theo ông Chaitanya Giri, chuyên gia tư vấn hệ thống thông tin ở New Delhi thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Hệ thống thông tin tự trị dành cho các nước đang phát triển của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, QUAD có thể đóng vai trò giám sát hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cho rằng sáng kiến mới của QUAD có khả năng theo dõi tàu ngầm thông qua các tuyến cáp thương mại dưới biển trong khu vực.

Ông Giri khẳng định dữ liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi pháp luật. Kho dữ liệu gần thời gian thực có sẵn trong chương trình sẽ bao gồm việc nhận dạng tàu hoặc biển báo cuộc gọi, vị trí tàu, đường đi tiềm năng, cảng xuất phát và điểm đến cuối cùng.

"Đây là những phương tiện cần thiết để theo dõi quá trình vận chuyển trong đêm và xác định các thông tin tình báo từ nguồn mặt đất có thể kết hợp với dữ liệu vệ tinh", ông Giri nói.

Ông Katoch dự báo sáng kiến QUAD sẽ được hoan nghênh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Chúng tôi mong muốn sáng kiến mới này có thể chống lại nạn cướp biển cũng như các mối đe dọa khủng bố", ông Katoch khẳng định.

Trong khi đó, Chủ tịch Blue Circle, một tổ chức tư vấn địa chính trị ở New Delhi, ông Pavan Choudary lưu ý, mục đích thực sự của sáng kiến IPDMA là chiến lược.

"Sáng kiến này có thể tập trung vào việc thực thi pháp luật nhiều hơn là tính chất quân sự", Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

"Sáng kiến sẽ giúp các quốc đảo nhỏ và các quốc gia đang phát triển ở ven biển khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương giám sát và thực thi pháp luật trong vùng biển của họ", ông Gregory Poling nói thêm./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ