• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bước ngoặt Ấn Độ -Thái Bình Dưỡng: Quyết tâm của Australia trong gói quốc phòng lên tới 186 tỷ đôla

Thế giới 02/07/2020 10:04

(Tổ Quốc) - Động thái mới nhất của Australia trong gói chi tiêu quốc phòng trị giá lên tới 186 tỷ đôla Mỹ nhằm đối phó với các thách thức gia tăng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo hãng CNN, chính phủ Australia sẽ chi 186 tỷ đôla Mỹ vào chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới nhằm tăng cường mua thêm các tên lửa tầm xa, tăng cường khả năng phòng thủ trong bối gia tăng căng thẳng khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Bước ngoặt Ấn Độ -Thái Bình Dưỡng: Quyết tâm của Australia trong gói quốc phòng lên tới 186 tỷ đôla - Ảnh 1.

Hình ảnh nữ Hải quân Hoàng gia Australia bên cạnh lá cờ tham gia trong cuộc diễn tập ở thủ đô Sri Lankan - Colombo vào 26/3/2019. Ảnh:CNN

Theo đó, kế hoạch Cập nhật chiến lược quốc phòng 2020 công bố ngày 1/7 cho biết, Australia sẽ tăng gần 40% chi tiêu quốc phòng trong 10 năm tới, với ngân sách khoảng 270 tỷ đôla Australia (tương đương 186 tỷ USD.

Phát biểu tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra vào ngày 1/7, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia đang đối mặt với tình hình quốc tế khó khăn nhất kể từ Thế chiến II.

"Chúng ta cần chuẩn bị cho một thế giới hậu Covid-19 đối mặt với nhiều thay đổi, có thể nghèo hơn và nguy hiểm hơn", ông Morrison cho biết.

Trong khi Thủ tướng Australia Morrison không nhắc đến mối liên quan trong việc chi tiêu ngân sách quốc phòng khủng của Australia lần này nhưng Thủ tướng Australia đã nhấn mạnh đến các thách thức tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.

Thủ tướng Morrison cũng nói rằng "nguy cơ tính toán sai lầm sẽ dẫn đến xung đột đang gia tăng và cho rằng khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là trọng tâm của vấn đề toàn cầu trong thời đại của chúng ta.

Rory Medcalf - người đứng đầu Trường an ninh quốc giaNSC tại Đại học quốc gia Australia nói rằng chiến lược chi tiêu quốc phòng mới đang chuẩn bị cho một tương lai có thể bị chi phối nhiều từ các ảnh hưởng của Trung Quốc và ít phụ thuộc vào Mỹ.

Bản bổ sung chiến lược quốc phòng 2020 định hướng tăng chi tiêu quốc phòng khoảng 40% trong 10 năm tới so với chiến lược trước đó vào năm 2016.

Theo hãng CNN, việc thúc đẩy gia tăng ngân sách quốc phòng sẽ tăng khả năng tự vệ của Australia ở sân sau thông qua nỗ lực trang bị tốt hơn lực lượng hải quân và không quân đồng thời phát triển các loại đạn dược và khả năng lưu trữ nhiên liệu.

Theo CNN, Australia cũng đầu tư ước tính lên 800 triệu đôla mua tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C của Mỹ có tầm bắn lên tới 370km. Chính phủ nước này sẽ khám phá khả năng mạng lưới vệ tinh do Australia điều khiến nhằm giảm đi sự phụ thuộc vào mạng lưới của Mỹ và mở rộng hệ thống radar kiểm soát phía đông của Australia.

"Điều này có nghĩa rằng chính phủ Australia đang tin tưởng rằng họ sẽ giám sát sự gia tăng hiện diện của quân đội Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển phía đông tại Nam Thái Bình Dương", ông Medcalf nói trong Sách trắng quốc phòng 2016.

Vào tháng Sáu, Australia đã ký hai thỏa thuận quân sự song phương với Ấn Độ thúc đẩy nỗ lực đầu tiên mở rộng mối quan hệ quốc phòng giữa hai siêu cường Ấn Độ-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, các tuyên bố từ hai nước cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ hoài nghi về tuyên bố của Thủ tướng Australia Morrison về việc Australia mua tên lửa tấn công tầm xa có thể gia tăng sức mạnh răn đe trước các thách thức.

Sam Roggeveen, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế Viện Lowy tại Sydney cho biết, ông lo lắng đối với các động thái về khả năng tấn công tầm xa có thể làm mất ổn định mối quan hệ khu vực, đặc biệt là các cường quốc láng giềng và đối tác khu vực.

Theo tờ Sydney Morning Herald, Trung Quốc liên tục gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm xa.

Phản ứng trước thông báo của Australia vào ngày 1/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết, tất cả các quốc gia nên tránh xung đột quân sự và chấm dứt việc mua các thiết bị quân sự không cần thiết.

Quyết định của Australia về việc ngay lập tức mua các tên lửa tầm xa có khả năng làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia, các nguồn tin chính phủ cấp cao cho biết.

Chiến lược bổ sung của chính phủ tập trung vào hệ thống phòng thủ mới như tên lửa tầm xa thì Australia cũng tập trung định hướng cho chương trình tàu ngầm tương lai.

Nghị sĩ Reynolds nói rằng tàu ngầm Australia vẫn đảm bảo mức độ tín nhiệm của quốc gia và tầm ảnh hưởng của một siêu cường quân sự hiện đại.

Trong bài phát biểu tại Viện chính sách chiến lược Australia ở Canberra, nghị sĩ Reynolds cũng nói rằng đã đến lúc nhận ra "cuộc cạnh tranh rõ rệt giữa Australia và Trung Quốc trong khu vực.

Theo bà Reynolds, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang đối mặt với sự sắp xếp chiến lược cho kết quả nhất kể từ khi Thế chiến thứ II.

"Australia đang đến gần hơn với Trung Quốc nhằm tìm kiếm nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chúng tôi ủng hộ Trung Quốc theo đuổi lợi ích song phương về an ninh, thịnh vượng và ổn định", Nghị sĩ Reynolds cho biết.

Ông John Blaxland – Giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học quốc gia Australia nói rằng chiến lược mới không chỉ gia tăng đối phó với các ảnh hưởng của Trung Quốc mà còn giảm đi sự phụ thuộc của Mỹ trong khu vực.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ