• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Câu chuyện chống dịch Covid-19 của Thụy Điển khác với các quốc gia châu Âu ra sao?

Thế giới 29/04/2020 13:37

(Tổ Quốc) - Khác với các quốc gia láng giềng châu Âu, Thụy Điển không áp đặt lệnh giới nghiêm trong bối cảnh đối phó với dịch bệnh.

Theo hãng CNN, hình ảnh người dân đi làm trên đường phố đông đúc và trò chuyện tại các quán cà phê và quán bar phản ánh nhịp sống bình thường của Thụy Điển trong bối cảnh nhiều quốc gia khác áp dụng biện pháp nghiêm ngặt trong dịch bệnh.

Câu chuyện chống dịch Covid-19 của Thụy Điển khác với các quốc gia châu Âu ra sao? - Ảnh 1.

Người dân vẫn thích thú ngắm cảnh mùa xuân bên ngoài trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh:CNN

Trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường mặc dù các trường đại học và trường cấp ba vẫn tuân thủ giữ khoảng cách trong lớp học. Các doanh nghiệp từ hiệu cắt tóc đến các nhà hàng vẫn duy trì hoạt động mặc dù mọi người vẫn được khuyến cáo nên làm việc ở nhà nếu có thể.

Vào ngày 7/4, Chính phủ nước này đã đưa ra dự luật yêu cầu hành động nhanh chóng và quyết đoán chống dịch bệnh đồng thời đưa ra các biện pháp nếu cần thiết. Việc tới thăm trung tâm dưỡng lão sẽ cấm từ ngày 1/4. Bộ Y tế và các vấn đề xã hội Thụy Điển yêu cầu người dân phải hạn chế ra ngoài khi không cần thiết và đặc biệt lưu ý: "Giữ khoảng cách và có trách nhiệm cá nhân".

Trong số các quốc gia Bắc Âu cùng chia sẻ văn hóa, địa lý và xã hội, Thụy Điển đang có cách xử lý chống dịch khác với các quốc gia khác. Phần Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa trường học và cấm tụ tập trên 10 người từ ngày 16/3 cũng như hạn chế đi lại vào ngày 28/3, thực hiện đóng cửa các nhà hàng, cà phê và quán bar vào ngày 1/4.

Đan Mạch đã thông báo đóng cửa khắp nước vào ngày 11/3 và là quốc gia đầu tiên ở châu Âu đóng cửa biên giới, cửa hàng, trường học và nhà hàng đồng thời cấm tụ tập đông người. Na Uy bắt đầu giới thiệu các lệnh cấm đi lại vào giữa tháng Ba và đóng cửa các trường học và trung tâm chăm sóc, hoãn tổ chức các sự kiện và đóng cửa các doanh nghiệp như tiệm làm tóc hay salon làm đẹp.

Tại Thụy Điển, tỷ lệ tử vong tăng cao hơn so với các quốc gia khác ở châu Âu. Theo thống kê ở Đại học Johns Hopkins, cứ 100.000 người nhiễm Covid-19 lại có 22 người tử vong.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Thụy Điển có khoảng 18.926 ca nhiễm và 2.274 ca tử vong trong tổng số dân số cả nước là 10.3 triệu người. Đan Mạch có tới 9049 ca nhiễm và 427 ca tử vong trong tổng dân số là 5.8 triệu người. Na Uy có khoảng 7599 ca nhiễm và 206 ca tử vong trong số 5.3 triệu người. Phần Lan có 4695 ca nhiễm và 193 ca tử vong trong tổng số 5.5 triệu người.

Cả Đan Mạch và Na Uy đều bắt đầu nới lỏng phong tỏa và trẻ có thể bắt đầu trở lại trường học từ 10 ngày trước với bắt buộc khoảng cách giữa trẻ là 2m.

Các tiệm tóc và doanh nghiệp khác đã mở cửa trở lại ở Na Uy vào ngày 27/4.

Phần Lan mở rộng hạn chế đến ngày 13/5.

Cộng hòa Czech cũng chỉ với 10.7 triệu dân gần bằng Thụy Điển nhưng ca nhiễm đã lên tới 7449 và số ca tử vong là 223. Ước tính cứ khoảng 100.000 người nhiễm virus chủng mới này thì có 2 ca tử vong tại Cộng hòa Czech.

Điều này đánh dấu sự khác biệt trong cách xử lý dịch. Cộng hòa Czech áp dụng các biện pháp nghiêm khắc bao gồm đóng cửa trường học, nhà hàng, quán bar và các cửa hàng; ngăn chặn việc đi lại và yêu cầu thực hiện cách ly đối với những người đến từ khu vực rủi ro vào đầu tháng Ba. Nước này cũng bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Thụy Điển hiện không có nhiều số ca tử vong bằng Italy và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Thụy Điển và các quốc gia khác là phép so sánh phản ánh tình trạng dịch bệnh.

Định hướng của Thụy Điển

Vào ngày 28/3, nhà nghiên cứu Thụy Điển, bao gồm Chủ tịch Quỹ Nobel – ông Carl-Henrik Heldin đã kêu gọi các quốc gia phải tuân thủ các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Các nhà khoa học nhấn mạnh: "Các biện pháp bao gồm hạn chế tiếp xúc trong xã hội và tăng cường khả năng xét nghiệm nhiễm Covid-19. Các biện pháp này phải áp dụng càng sớm càng tốt, như hiện tại là trường hợp ở các nước láng giềng châu Âu của chúng ta. Đất nước chúng ta không nên ngoại lệ trong cuộc chiến chống dịch bệnh lần này", các nhà khoa học cho biết.

Bản kiến nghị cho biết cần cố gắng tạo khả năng miễn dịch cộng đồng giống như cách đã từng làm trong dịch cúm.

Lena Hallengren, Bộ trưởng Y tế và vấn đề xã hội Thụy Điển nói trên CNN rằng: "Không có chiến lược nào yêu cầu tiến hành miễn dịch bầy đàn trước phản ứng đối phó với đại dịch Covid-19. Thụy Điển chia sẻ mục tiêu chung giống với các quốc gia khác nhằm đảm bảo cuộc sống và bảo vệ sức khỏe công cộng.

Câu chuyện chống dịch Covid-19 của Thụy Điển khác với các quốc gia châu Âu ra sao? - Ảnh 3.

Hình ảnh tại một bệnh viện Thụy Điển. Ảnh:CNN

Lena Hallengren, Giáo sư Khoa vi sinh, khối u và Sinh học tế bào tại Viện Karolinska nói trên CNN: "Điều này rõ ràng rằng Thụy Điển có thêm nhiều ca tử vong hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác cho đến hiện tại. Có lẽ một phần xuất phát từ nguyên nhân nước này không có các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và không áp thành luật lệnh phong tỏa".

Tuy nhiên, ông Lena Hallengren tin tưởng rằng hầu hết các nhà khoa học Thụy Điển vẫn giữ im lặng về kế hoạch "miễn dịch bầy đàn".

"Những gì là kế hoạch của các quốc gia khác? Miễn dịch bầy đàn là điều duy nhất để có thể chấm dứt mức độ lây nhiễm mạnh trừ khi chúng ta có vaccine trong thời điểm này. Sự thật rằng không ai ở Thụy Điển và không một quốc gia nào khác biết được chiến lược tốt nhất đối phó với dịch bệnh hiện tại. Thời gian sẽ trả lời", ông Lena Hallengren nói thêm.

"Các biện pháp phong tỏa chỉ nhằm mục tiêu làm phẳng con đường cong nhưng làm phẳng con đường cong không có nghĩa là biến mất hoàn toàn. Miễn là hệ thống y tế phù hợp để đối phó và có chế độ chăm sóc đặc biệt thì vẫn chưa rõ ràng khi nào dịch bệnh mới mất hoàn toàn và mọi thứ tốt đẹp trở lại",ông Lena Hallengren nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ