• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chạm mặt Nga-Mỹ: Tín hiệu dậy sóng biển Baltic và biển Đen năm 2019

Thế giới 26/01/2019 11:09

(Tổ Quốc) - Sự tăng tốc hoạt động hải quân của Nga và sự tự do hàng hải của Mỹ sẽ gia tăng căng thẳng trong năm 2019.

Căng thẳng gia tăng biển Baltic và biển Đen

Năm 2019 có thể là một năm căng thẳng trong vùng biển Baltic và biển Đen giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh tăng tốc hoạt động hải quân Nga ở cả hai khu vực. Vào cùng thời điểm, Ukraine đang cố gắng tìm sự cứu trợ và hỗ trợ của Mỹ khiến Washington phải tìm cách hỗ trợ đồng minh đối phó với các xung đột đang leo thang.

Chạm mặt Nga-Mỹ: Tín hiệu dậy sóng biển Baltic và biển Đen năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:AP

Vào ngày 20/1, quân đội Nga tuyên bố các tàu hộ tống của Hạm đội Biển Baltic theo dõi sát sao mọi động thái của 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường mà hải quân Mỹ điều tới Biển Baltic, hãng tin Tass báo cáo. Theo tuyên bố của Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng quốc gia Nga, các tàu chiến Nga gồm Boykiy và Soobrazitelny đang "hộ tống" 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ là USS Porter và USS Gravely hoạt động trên Biển Baltic.

Vào ngày 22/1, Nga đã mô phỏng các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên biển – một vụ thử nhằm vào các mục tiêu tên lửa BAL được triển khai đến vùng biển Baltic thuộc Kaliningrad, báo cáo Tass cho biết.

Cách khoảng 1000 dặm về phía Đông Nam, Nga gần đây đã triển khai tên lửa Bal tại bán đảo Biển Đen của Crimea vào tháng 12.

"Một số tiểu đoàn tên lửa bờ Bal thuộc Hạm đội Biển Đen đã hoàn thành đợt diễn tập ở Crimea. Các khẩu đội thực hành nội dung cơ động vào tuyến bắn, phát hiện và diệt mục tiêu mô phỏng tàu chiến đối phương, sau đó thoát ly khỏi trận địa", TASS dẫn thông cáo do Hạm đội Biển Đen Nga công bố ngày 24/12.

Đợt diễn tập có sự tham gia của 30 hệ thống khí tài và khoảng 100 binh sĩ, giúp lính Nga làm quen với hoạt động cảnh giới, khóa mục tiêu tàu nổi và phóng đạn trong nhiều điều kiện khác nhau.

Tuần này, tàu khu trục Mỹ Donald Cook đã đi vào biển Đen chỉ chưa tới 2 tuần sau khi một chiến hạm của hải quân nước này cũng được triển khai đến đây. Nga cho biết họ sẽ quan sát kỹ lưỡng các động thái của Mỹ tại đây. Chỉ huy tàu USS Donald Cook ông Matthew J. Powel cho biết, Mỹ sẽ luôn sát cánh bên cạnh đồng minh nhằm bảo vệ lợi ích chung và sự xuất hiện của hải quân Mỹ cho thấy cam kết của Washington trong việc đạt được mục tiêu trong khu vực.

"Hải quân Mỹ sẽ thường xuyên hoạt động tại Biển Đen theo Công ước Montreux về Biển Đen và luật pháp quốc tế. Chúng tôi mong muốn các thành viên khác hoạt động trong vực tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và tranh các cách cư xử gây căng thẳng", người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon cho biết.

Công ước Montreux năm 1936 quy định tàu hải quân của các quốc gia không có chủ quyền ven Biển Đen muốn đi qua các eo biển Bosphorus và Dardanelles, khu vực kết nối Biển Đen và Địa Trung Hải, đều phải thông báo trước với Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất 15 ngày.

Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine

Các hoạt động hải quân của Mỹ diễn ra sau các căng thẳng liên tục giữa Ukraine và Nga ở gần eo biển Kerch-nối liền Biển Azov và Biển Đen.

Nếu căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng thì điều đó có thể đưa ra gợi ý rằng lực lượng Mỹ nên chuẩn bị cho sự gia tăng chiến tranh điện tử.

"Trong suốt khủng hoảng biển Azov, các đơn vị quân đội Nga đã tấn công tàu của Ukraine bằng phương pháp tấn công điện tử phức tạp", tướng Ihor Voronchenko, tư lệnh hải quân Ukraine nói trên Defense One vào tháng 12. Nói trong một cuộc phỏng vấn thông qua phiên dịch, Tư lệnh Hải quân Ukraine Ihor Voronchenko chi biết, người Nga có thể phá sóng hệ thống thông tin vệ tinh Iridium mà Ukraine sử dụng.

Trong suốt chuyến thăm của ông Voronchenko đến Mỹ, tướng Hải quân Ukraine đã gặp gỡ tướng Hải quân Mỹ - ông John Richardson và các quan chức khác tại Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Nhờ sự hỗ trợ của Mỹ, Bộ Ngoại giao nhanh chóng yêu cầu Quốc Hội hỗ trợ hải quan Ukraine thêm 10 triệu đôla vào tháng 12.

"Nhằm đối phó với các căng thẳng leo thang nguy hiểm của Nga cũng như vụ tấn công phi lý của Nga nhằm vào 3 tàu hải quân Ukraine gần eo biển Kerch, Bộ Ngoại giao Mỹ, với sự chấp thuận của Quốc hội, sẽ hỗ trợ thêm 10 triệu USD theo Chương trình Viện trợ Quân sự Nước ngoài nhằm giúp nâng cao hơn nữa năng lực hải quân của Ukraine", thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/12 cho biết.

Nghị quyết đề xuất viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, kêu gọi hủy dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với Moscow, thậm chí kêu gọi các nước châu Âu không cho tàu hải quân Nga tiếp cận các cảng để tiếp nhiên liệu hoặc hàng hóa.

Đây là một trong số các tín hiệu gia tăng quan hệ đối tác giữa Mỹ và Ukraine. Từ năm 2014, Mỹ đã liên tục viện trợ Ukraine hơn 1 tỷ đôla.

"Bạn có thể nhìn thấy nhiều ảnh hưởng trên thực địa. Đào tạo và viện trợ đã giúp cho quân lính Ukraine sống sót trong các cuộc xung đột giữa Nga và Đông Ukraine", quan chức này cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ