(Tổ Quốc) - Bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường đã chia sẻ với báo chí về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian qua.
- 27.01.2021 "Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo"
- 27.01.2021 Việc “gần dân, hiểu dân, giúp dân” tạo nên sự tương tác đa chiều trong “học dân”
- 27.01.2021 "Chúng ta càng thành công thì các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá"
- 27.01.2021 Công tác nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất chặt chẽ, từng bước, bài bản
- Xin ông chia sẻ về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua?
Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, công tác PCTN đã được đẩy mạnh toàn diện trong tất cả lĩnh vực, từ xây dựng các văn bản, quy chế đến tổ chức các đoàn thẩm tra, đánh giá công tác PCTN.
Có thể thấy rằng, từ thực tiễn công tác PCTN trong thời gian qua, để PCTN tốt hơn nữa, với kinh nghiệm trong nước và các quốc gia trên thế giới, muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải xử lý mạnh mẽ và "không vùng cấm".
Thứ hai là hạn chế kẽ hở bằng thể chế. Thứ ba là nâng cao thu nhập chính đáng cho công chức, đặc biệt các lĩnh vực liên quan có thể xảy ra tham nhũng. Cũng cần lưu ý đến những trường hợp vì khó khăn dẫn đến tham nhũng.
- Theo ông, thời gian tới chúng ta cần có giải pháp gì để công tác PCTN được triển khai mạnh mẽ và quyết liệt hơn?
Các giải pháp đã được Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương chỉ đạo. Trong đó, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp để cùng nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế PCTN.
Giải pháp tiếp theo đó là phải có đội ngũ cán bộ liêm chính phụng sự cho công tác PCTN. Tiếp theo là cần phải lan toả tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Trong đó, cần phải lưu ý về việc, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã có giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non để trẻ không có lòng tham.
Một yếu tố rất quan trọng hơn đó là cần có cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu. Như giai đoạn vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là một trong những biểu tượng, tấm gương sáng của người lãnh đạo trong công tác PCTN.
Có thể thấy rằng, công tác PCTN muốn triển khai hiệu quả phải có được sự đồng lòng của toàn dân và cả hệ thống.
- Đối với những cá nhân dám đứng ra tố cáo tham nhũng, chúng ta cần có giải pháp gì để bảo vệ họ thưa ông?
Bộ Chính trị đã có một Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó có đề cập đến vấn đề bảo vệ những người tố cáo nhằm phát hiện tham nhũng.
Theo đó, việc tố cáo tham nhũng, lãng phí phải được tiếp nhận một cách thuận tiện và xử lý kịp thời. Có cơ chế bảo vệ và chính sách khen thưởng về vật chất và tinh thần cho người tố cáo tham nhũng, lãng phí.
Các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách PCTN đã nghiên cứu triển khai. Những kết quả nổi bật trong công tác PCTN trong đó có việc xử lý cán bộ vi phạm là điều có thể khẳng định.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cần có cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung. Đây cũng là vấn đề được cấp có thẩm quyền chỉ đạo nghiên cứu để ban hành.
Quy định về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm đã được Ban Nội chính Trung ương lấy ý kiến rất rộng, rất nhiều lần. Tôi cho rằng, trong Đại hội Đảng XIII lần này sẽ có nhiều đại biểu đặt vấn đề để cố gắng sớm đưa ra những cơ chế đó.
Xin cảm ơn ông!