• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyển đổi giáo dục hậu Covid-19: Tâm thế quyết liệt trên "ghế nóng" Liên hợp quốc

Thế giới 20/09/2022 12:27

(Tổ Quốc) - Theo hãng AP, tình trạng gián đoạn trường học vì đại dịch Covid-19 đã khiến trẻ em trên khắp thế giới phải nghỉ học trong thời gian qua.

Chuyển đổi giáo dục

Ngày 19/9, tại Hội nghị Thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục toàn cầu - ngày đầu tiên của Tuần lễ Cấp cao kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 77, các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi ưu tiên khôi phục lại hệ thống trường học và ngân sách giáo dục sau những rào cản do đại dịch.

Chuyển đổi giáo dục hậu Covid-19: Tâm thế quyết liệt trên "ghế nóng" Liên hợp quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Thượng đỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, trong đó kêu gọi các quốc gia trên thế giới phải đảm bảo trẻ em từ châu Phi cận Sahara đến Mỹ đều phải được đến trường

"Cách đây 7 năm, tôi đứng ở đây và cùng đưa ra cam kết làm việc cùng nhau để mọi trẻ em trên thế giới đều có thể đến trường vào năm 2030. Thật đau lòng khi ở 1/2 chặng đường mục tiêu đã qua nhưng chúng ta lại đối mặt với tình trạng khẩn cấp về giáo dục", bà Laureate Malala Yousafzai, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình cho biết.

Trong khi đó, Karimot Odebode, một nhà hoạt động trẻ người Nigeria lại nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi người dân ở mọi bản làng và vùng cao đều được tiếp cận với giáo dục.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, UNESCO, UNICEF và một số tổ chức viện trợ khác, tỷ lệ trẻ em 10 tuổi ở các nước nghèo và thu nhập trung bình đã tăng lên 70%, tăng 13% so với trước đại dịch Covid-19. Trước những thách thức hiện tại, các quốc gia cần phải tăng chi tiêu, thay đổi chính sách tiếp cận, mang đến cơ hội học tập cho trẻ em gái và học sinh khuyết tật đồng thời hiện đại hóa giảng dạy nhằm tăng cường tư duy phản biện hơn là dạy các em ghi nhớ.

"Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời đối với mỗi chúng ta trong nỗ lực chuyển đổi giáo dục triệt để", Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed nói với báo chí trước thềm thượng đỉnh giáo dục tại trụ sở Liên hợp quốc New York.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh đến cam kết thúc đẩy hệ thống giáo dục và và chấm dứt khủng hoảng giáo dục do ảnh hưởng của Covid-19. 130 quốc gia tham gia đã cam kết sẽ dành ít nhất 20% ngân sách quốc gia cho giáo dục.

Bộ trưởng Giáo dục Cộng hòa Trung Phi Aboubakar Moukadas-Noure cho biết đất nước ông đã cắt giảm chi tiêu giáo dục xuống 0,25% trong ngân sách quốc gia do đại dịch để chuyển sang giải quyết khủng hoảng y tế. Ông Aboubakar Moukadas-Noure khẳng định hiện tại đã kịp quay lại đầu tư cho giáo dục lên 17% và sẽ tập trung đào tạo cho giáo viên dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Pháp.

Đại dịch Covid-19 đã khiến các quốc gia trên thế giới chủ động đóng cửa trường học do lo ngại lây nhiễm. Trong khi một số quốc gia chỉ đóng cửa vài tháng thì những quốc gia khác lại đóng cửa trong thời gian lâu hơn. Đối với nhiều nước, việc học từ xa còn không được duy trì. Theo một nghiên cứu của UNICEF và Liên minh Viễn thông Quốc tế trong tháng 12/2020, hơn 800 triệu thanh niên trên khắp thế giới thiếu cơ hội tiếp cận Internet tại nhà.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng nhấn mạnh những tác động lâu dài của đại dịch.

"Những mất mát về giáo dục do Covid-19 là rất lớn", ông Mohammed nhấn mạnh.

Thời gian trễ học

Trong khoảng thời gian trường học trên khắp thế giới phải đóng cửa vì Covid-19, theo UNESCO, những trường học ở Mỹ Latin và Nam Á thậm chí phải đóng cửa trong 75 tuần hoặc lâu hơn. Các thành phố như Chicago hay Los Angeles của Mỹ vẫn duy trì hoạt động học tập từ xa từ tháng 3/2020 đến năm học mới 2020-2021.

Tất nhiên, việc duy trì học từ xa cũng mang đến sự khác biệt lớn về giá trị và chất lượng. Ở một số quốc gia, học sinh bị mắc kẹt ở nhà có thể tiếp cận hoạt động học tập trên tivi hoặc đài. Những nơi khác vẫn duy trì học tập qua internet. Theo phân tích của công ty tư vấn McKinsey & Company, thời gian trễ học ước tính dao động hơn 12 tháng đối với học sinh ở Nam Á và rơi vào khoảng trong 4 tháng với học sinh ở châu Âu và Trung Á do đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc UNESCO bà Audrey Azoulay nhấn mạnh hầu hết các lớp học trên thế giới đã mở cửa trở lại nhưng 244 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn chưa thể đến trường. Hiện tượng này cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc vẫn tồn tại trong tiếp cận giáo dục.

Ở nhiều nơi, tiền đóng vai trò quan trọng để ngăn khủng hoảng nhưng không phải là hoàn toàn trong việc đạt được mục tiêu "chuyển đổi giáo dục". Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, kêu gọi chính phủ các nước nên đặt ưu tiên cho giáo dục. Đây là khoản đầu tư quan trọng nhất ở bất kỳ quốc gia nào vì con người và tương lai. Theo báo cáo của UNESCO và Tổ chức Giám sát Giáo dục Toàn cầu, các quốc gia giàu có đầu tư trung bình 8.000 USD/ năm/ trẻ trong độ tuổi đi học thì các quốc gia có thu nhập trung bình cao như một số nước ở Mỹ Latinh, mức đầu tư ở khoảng 1.000 USD/năm/trẻ. Các quốc gia có thu nhập thấp có khả năng chi khoảng 300 USD/ năm/trẻ nhưng một số nước nghèo chỉ chi khoảng 50 USD/ năm/trẻ.

Ông Guterres nhận định các nước giàu cũng nên tăng cường chi tiêu cho giáo dục. Theo báo cáo năm 2021 của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Đức, Pháp và Mỹ đã đầu tư viện trợ quốc tế cao cho giáo dục ở các nước có thu nhập thấp vào những năm gần đây. Báo cáo gần đây cũng cho biết Mỹ đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD/ năm cho giáo dục từ năm 2017-2019.

Theo AP, các nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ tăng viện trợ quốc tế cho lĩnh vực giáo dục. Kế hoạch bao gồm dành 13% ngân sách đối tác của Liên minh châu Âu và 10% ngân sách nhân đạo để hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp cải thiện chất lượng giáo dục, trao quyền cho giáo viên và giúp phát triển các kỹ năng liên quan./.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ