(Tổ Quốc) - Phát hiện mới trong chuyến thám hiểm "sông băng ngày tận thế" là gì mà khiến các nhà khoa học nửa mừng nửa lo?
- 22.02.2023 Lắp camera quan sát sân sau, người đàn ông vô tình phát hiện một sinh vật quý hiếm
- 20.02.2023 Hành tinh chứa được 1.321 Trái đất bên trong đâm vào Mặt trời, chuyện gì sẽ xảy ra?
- 19.02.2023 Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: "Do tác động từ ngoài Trái đất"
- 18.02.2023 Trận động đất ám ảnh nhất thế giới: Bắt nguồn từ vết nứt dài 800 km, khiến 2 triệu người mất nhà cửa
"Sông băng ngày tận thế" là tên gọi khác của sông băng Thwaites ở Nam Cực vì nó có nguy cơ tan chảy nhanh và sụp đổ tạo thành mối họa nhấn chìm Trái đất. Sông băng Thwaites có diện tích 192.000 km2, kích thước này tương đương với Florida (Mỹ). Một phần của nó nhô ra đại dương và phần còn lại nằm trên nền đá giữ cho sông băng đứng yên và không trượt ra biển.
Thế nhưng, hành tinh của chúng ta vẫn có thể gặp nguy hiểm bởi sự ấm lên của đại dương.
Trong hai nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature hôm 15/2, các nhà khoa học Anh và Mỹ đã công bố một phát hiện mới. Đó là tốc độ tan chảy ở bên dưới thềm băng chậm hơn so với dự đoán nhưng các vết nứt trong băng đang tan chảy rất nhanh.
Đây là kết quả thu được từ việc nhóm chuyên gia đã khoan nhiều lỗ sâu tới 578m vào băng ở các địa điểm khác nhau và đưa xuống bên dưới một con robot có gắn camera có tên gọi là Icefin.
Icefin có trách nhiên chụp ảnh, quay video và lưu lại những thông tin về nhiệt độ, độ mặn của nước cũng như các dòng hải lưu. Kết quả thu được đã khiến cho các nhà khoa học rất bất ngờ bởi nó phức tạp hơn rất nhiều với những gì họ nghĩ.
Theo đó, sự tan chảy của các khu vực bằng phẳng ở mặt dưới lớp băng đang diễn ra chậm hơn dự kiến. Nguyên nhân chính là do một lớp nước lạnh ở bên dưới đáy sông băng đã ngăn chặn làn nước ấm đang chảy qua. Làn nước lạnh này đã khiến cho tốc độ tan chảy của băng giảm xuống còn từ 2 đến 5,4m/năm, chậm hơn so với dự báo trước đó.
Ngoài ra, những hình ảnh mà camera gửi về đã cho thấy quang cảnh bên dưới thềm băng khác hẳn với những gì các chuyên gia dự đoán. Các vết nứt chạy dọc theo bề mặt của sông băng. Chúng cùng với các rãnh tạo thành hình thù tựa như những bậc cầu thang.
Họ nhận thấy rằng, nước mặn và ấm đang lan chảy qua các vết nứt khiến cho chúng mở rộng hơn và tạo thành các khoảng trống dưới lớp băng. Đáng buồn là, sự tan chảy ở khu vực này vô cùng nhanh. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng thềm băng sẽ sớm sụp đổ.
Theo bà Britney Schmidt, nhà khoa học tại Đại học Cornell và cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Nước ấm đang xâm nhập vào những điểm yếu của sông băng và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn."
Peter Davis, nhà hải dương học của Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) chia sẻ thêm: "Kết quả này khiến chúng tôi rất bất ngờ. Những kiến thức mới về tốc độ tan chảy của đáy sông băng và cơ chế tan chảy ở các vết nứt đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi đưa ra các khả năng về cách thức sông băng ngày tận thế sẽ thay đổi trong tương lai."
Ông cũng cho biết, kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các sự đoán về mực nước biển dâng chính xác hơn, đồng thời giúp các nhà khoa học đưa ra phương án đối phó cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Ông cũng hy vọng rằng qua nghiên cứu này, mọi người sẽ quan tâm và chú ý hơn đến những thay đổi đang diễn ra. Bởi hậu quả mà "sông băng ngày tận thế" để lại khi sụp đổ và tan chảy sẽ ảnh hưởng tới mọi người.
Nguồn: Scienalert