(Tổ Quốc) - New Delhi và Moscow đang thúc đẩy mối quan hệ tốt hơn ở hiện tại vốn đã chậm lại trong một thập kỷ qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có kế hoạch đến thăm Ấn Độ vào tháng 10 năm nay. Trong khi đó, Ấn Độ muốn Nga tham gia vào sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương trong bối cảnh New Delhi tìm kiếm thúc đẩy nỗ lực tiếp theo quan hệ chiến lược song phương với Moscow và đánh dấu 20 năm quan hệ đối tác mới, nguồn tin trên tờ ThePrint cho biết.
Sáng kiến Ấn Độ-Thái Bình Dương là định hướng chiến lược thúc đẩy nỗ lực đối phó với thách thức từ Trung Quốc. New Delhi tin tưởng rằng nếu Nga tham gia vào khung Ấn Độ -Thái Bình Dương thì ít nhiều cũng giảm đi ảnh hưởng của Mỹ – điều Moscow liên tục lên tiếng.
Đây là vấn đề thảo luận trong các điện đàm gần đây giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đại sứ Ấn Độ tại Nga - Bala Venkatesh Varma cũng như trong các đối thoại ngoại giao khác diễn ra giữa hai nước, nguồn tin chia sẻ.
Trong suốt thời kỳ phong tỏa, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Tổng thống Putin cũng đã nhiều lần trao đổi.
Nguồn ngoại giao nói trên ThePrint rằng Ấn Độ tin tưởng rằng việc giải quyết các thách thức thế giới hậu Covid-19 khi các quốc gia đang cùng gắn kết với nhau, điều quan trọng nhất là Moscow đã tham gia khuôn khổ Ấn Độ -Thái Bình Dương và thiết lập thành nhóm các quốc gia có cùng chí hướng tin tưởng vào tự do hàng hải theo một trật tự dựa trên quy tắc.
"Ngày nay chúng ta đang đang không tuân thủ luật pháp quốc tế bằng cách đây 10 năm hoặc 20 năm", ông Varma cho biết đồng thời nói thêm rằng quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Nga hiện tại đã tốt hơn mối quan hệ khác trong thế giới nhiều vấn đề.
"Ấn Độ quan tâm đến sự ổn định của lục địa Á-Âu. Chúng tôi rất muốn Nga tham gia nhiều hơn vào sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tôi cho rằng sự khác biệt giữa Ấn Độ và Nga vẫn tồn tại. Cảm giác của tôi cho rằng có nhiều điểm tương đồng hơn giữa Nga và Ấn Độ so với những vấn đề gây chia rẽ", ông Varma nói.
Theo cựu đặc phái viên Ấn Độ tại Nga – P.S Raghavan và hiện tại là người đứng đầu Ủy ban Cố vấn an ninh quốc gia, Thủ tướng Narendra Modi nhiều lần tuyên bố rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương không hề đối đầu với Trung Quốc mà là thực hiện dựa trên luật trong khu vực.
"Nga cũng ý thức được các hành động khiêu khích gia tăng của Bắc Kinh nhưng cũng cần Trung Quốc vì lý do kinh tế. Vì vậy, việc tham gia sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ khiến Moscow đến gần Ấn Độ bởi vì New Delhi xem đây là cách đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.
20 năm tới sẽ là thách thức cho cả Ấn Độ và Nga.
Quan hệ giữa New Delhi và Moscow đã trải qua nhiều thay đổi trong thập kỷ qua khi Ấn Độ bắt đầu đến gần Mỹ với các đa dạng hóa giao dịch mua bán vũ khí quốc phòng thay vì chỉ phụ thuộc vào Nga như trước đây.
Trong mối quan hệ như vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ thăm Ấn Độ vào tháng 10 năm nay bất chấp dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Moscow cũng đóng vai trò quan trọng trong thời gian này khi đứng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong bối cảnh hai nước này đang căng thẳng.
Theo tờ báo, New Delhi nhận thấy vai trò của Moscow trong lập trường không đoán trước với Trung Quốc sẽ là một chiến lược hữu ích. Theo một quan chức, mặc dù mối quan hệ song phương gia tăng của Nga với Trung Quốc nhưng Moscow không hề né tránh trong việc đảm bảo Ấn Độ chuyển giao vũ khí khẩn cấp theo hợp đồng trước đó.
Trong 4 tháng qua, kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Putin đã nhiều lần gặp gỡ và trao đổi trong khi Bộ trưởng quốc phòng Rajnath Singh từng có chuyến đến Nga tham dự lễ diễu hành "Ngày Chiến thắng".
Bất chấp xung đột bạo lực chưa từng có giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao S. Jaishankar đã tham gia cuộc họp trực tuyến Nga-Ấn Độ-Trung Quốc (RIC) để không hề trì hoãn các chương trình đã lên kế hoạch với Nga, nguồn tin tiết lộ.
Cộng đồng ngoại giao Ấn Độ cũng nhận thức được sự gần gũi trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc – điều mà Tổng thống Putin đã công khai thừa nhận vào năm ngoái tại câu lạc bộ Valdai khi ông nói rằng đây là điều không thể ngăn chặn Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu gần đây, khi Nga sẵn sàng hỗ trợ Ấn Độ các loại vũ khí khẩn cấp, Moscow đã đưa ra một tín hiệu cho Trung Quốc rằng một mình Bắc Kinh không thể khẳng định quyền lực trong khu vực.
Nga cũng thừa nhận rằng bất chấp các mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), Ấn Độ vẫn kiên quyết mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf.
"Tất cả những điều này là tín hiệu cho thấy Ấn Độ và Nga vẫn tiếp tục là bạn bè thân thiết và phụ thuộc vào nhau trong cả giai đoạn khủng hoảng, ông Raghavan cho biết. "Vì vậy 20 năm tiếp theo, mối quan hệ cần phải thận trọng hơn bởi các thay đổi quyền lực sẽ nhanh chóng diễn ra trong một thế giới hậu Covid-19. 20 năm tới có thể là thách thức cho cả hai", ông Raghavan cho biết.