(Tổ Quốc) - Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một báo động, mỗi doanh nghiệp đã và đang tiên phong chung tay cùng xã hội giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống.
Thể hiện trách nhiệm với xã hội
Năm 1953, nhà kinh tế H.R.Bowen đã đề cập đến khái niệm "Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng" trong cuốn sách của mình, và cũng từ đó xã hội bắt đầu có cái nhìn rõ nét hơn về các hoạt động mang tính cộng đồng của các doanh nghiệp.
Một điều mà chúng ta đều nhận thấy được là mọi hoạt động sinh lợi của doanh nghiệp đều tạo áp lực lên con người, xã hội, môi trường..., và vì vậy ngoài việc tuân thủ theo pháp luật, đóng thuế đầy đủ thì các doanh nghiệp còn phải thực hiện các hoạt động thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.
Các hoạt động sinh lợi của doanh nghiệp ít nhiều tác động đến môi trường.
Ở thời điểm hiện tại khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề cấp thiết của toàn thế giới thì cam kết hạn chế rác thải nhựa trở đã trở thành một trong những hoạt động mang tính thời cuộc, giúp doanh nghiệp thể hiện trách nghiệm của mình với xã hội.
Theo bà Nguyễn Ngọc Lý (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng) việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước hết là tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành như Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Doanh nghiệp... Thông qua các hành vi kiểm soát ô nhiễm và xử lý, tái chế chất thải, tiết kiệm tài nguyên, hạn chế rác thải nhựa... doanh nghiệp vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Nhiều doanh nghiệp tiên phong trong phong trào giảm rác thải nhựa
Một tín hiệu đáng mừng là trong nhiều năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đi tiên phong trong phong trào hạn chế rác thải nhựa, nhằm giảm áp lực rác thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ngày 9/6, trong lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa, công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) chính thức trở thành thành viên Liên minh Chống rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên & Môi trường thành lập. Theo đó doanh nghiệp này cam kết hành động chống rác thải nhựa với những tiêu chí cụ thể, thiết thực: nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần; kiên quyết ngăn chặn và hạn chế sử dụng túi ni lon khó phân huỷ.
Bộ Tài nguyên và môi trường phát động chương chống rác thải nhựa.
Một trong những thương hiệu trà sữa được giới trẻ ưa chuộng như Gong Cha Việt Nam cũng tuyên bố bắt đầu chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa thông thường sang ống hút làm từ bã mía. Đây là doanh nghiệp kinh doanh trà sữa đầu tiên tại Việt Nam đặt kế hoạch chuyển đổi toàn diện theo hướng "xanh hóa".
Nhiều vật dụng thân thiện với môi trường được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Trước đó hàng loạt quán xá trên cả nước đã hưởng ứng phong trào sống xanh từ việc thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa, túi nilon đến việc thay đổi suy nghĩ về rác thải nhựa. Có thể kể đến như quán Cùi Dìa sử dụng ống hút tre, cỏ, đồ uống mang về đựng vào bình thủy tinh; Godiet - Healthuy & Fresh Salad sử dụng hộp giấy để đựng thực phẩm, thìa đĩa đều bằng gỗ...
Hay như cửa hàng chocolate Maison Marou từ những ngày đầu sản xuất đã hướng tới việc sử dụng bao bì và túi giấy. Tại cửa hàng Maison Marou Hà Nội và Sài Gòn, tất cả sản phẩm khách hàng mua đều được bỏ vào túi giấy mang về.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa.
Rõ ràng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực để chung tay cùng cộng đồng giảm tải áp lực rác thải cho môi trường. Những sức ép và nguy hại lên môi trường đang ngày càng rõ rệt và có nguy cơ ảnh hưởng ngược đến cuộc sống con người. Thế hệ trẻ là những người tiếp tục song hành cùng Trái Đất trong tương lai.
Tiêu biểu nhất phải kể đến The Coffee House- chuỗi cửa hàng cafe "made in Vietnam" cực kì được lòng giới trẻ. Nếu như trước đây, cửa hàng sử dụng cốc nhựa với một số món đồ uống, thì hiện tại, sau những nỗ lực không ngừng, toàn bộ 150 cửa hàng của "Nhà" trên toàn quốc đã dùng 100% cốc thuỷ tinh. The Coffee House đã và đang cố gắng từng ngày để tìm ra những giải pháp thay đổi nhằm kêu gọi cộng đồng giảm sử dụng đồ nhựa và chung tay bảo vệ môi trường. Hi vọng trong tương lai gần, The Coffee House sẽ sớm tìm ra phương án có thể thay thế ống hút cũng như giải pháp thay thế cốc nhựa cho đơn hàng delivery.
Nguồn: Facebook Ninh Tito.
Hưởng ứng trào lưu trên còn có thương hiệu đồng hồ Việt Curnon. Curnon tạo ra chiến dịch mang tên "Bảo vệ môi trường cùng nhà Curnon", theo đó, với mỗi đơn hàng bất kì, bao gồm mua trực tiếp hay mua online đều được tặng kèm một bình nước thuỷ tinh và một chiếc túi vải do chính cửa hàng thiết kế. Đây là hai sản phẩm cực kì thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng nhiều lần. Hành động này mang một ý nghĩa rất lớn. Nó vừa là sự cổ vũ lại vừa mang tính định hướng để mỗi khách hàng nhà Curnon bắt đầu lối sống "giảm nhựa" và xa hơn có thể lan toả lối sống ấy ra cả cộng đồng.
Nguồn: Fanpage Curnon.
Lối sống xanh đang được rần rần hưởng ứng, đặc biệt là trên nền tảng các mạng xã hội. Chỉ cần dạo một vòng trên Tiktok, sẽ thấy hashtag #KẻTrộmNhựa đang là từ khoá được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất. Hàng loạt thông điệp bảo vệ môi trường được ra đời dưới dạng những video hài hước, sống động. Sáng tạo hơn là những video hướng dẫn cách tái chế đồ nhựa cực kì thú vị, bất ngờ.
Tik Tok: Mở ra trend #Kẻ Trộm Nhựa trên TikTok hưởng ứng tinh thần "trộm nhựa".
WeDo Cuộc Chiến Trộm Nhựa (nằm trong khuôn khổ WeChoice) là một thử thách môi trường hoàn toàn khác mang trong mình sứ mệnh của các "phản anh hùng" bất bình với thực trạng rác nhựa.
WeDo Cuộc Chiến Trộm Nhựa cảm ơn sự đồng hành của thương hiệu Curnon - Thương hiệu đồng hồ thời trang đầu tiên tại Việt Nam với các thiết kế tối giản và tinh tế. Mọi sản phẩm của Curnon đều được đi qua các giai đoạn nghiên cứu, phát triển và kiểm định chất lượng vô cùng cẩn trọng và nghiêm ngặt. Với mỗi chi tiết cấu thành nên chiếc đồng hồ, Curnon luôn đặt sự trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.