(Tổ Quốc) - Iran đã tăng cường quan hệ với các đồng minh Iraq và Syria.
Tehran đang đưa hai nước láng giềng xích lại gần nhau vào thời điểm Mỹ đang gặp khó khăn để khẳng định tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình trong khu vực.
Thiếu tướng lực lượng Vệ binh cách mạng Iran Mohammad Bagheri đã phát biểu tại một hội nghị hôm thứ Hai cùng với các nhà lãnh đạo quân đội Iraq và Syria ở Damascus rằng "những đội quân có mặt ở Syria mà không có sự phối hợp với chính phủ Syria sẽ sớm rời đi".
Thế chân Mỹ rời Syria
Cả Mỹ và Iran đều đã lên kế hoạch tận diệt nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), kiểm soát một nửa lãnh thổ Syria và một phần ba Iraq ở thời điểm đỉnh cao vào năm 2014, nhưng các đối thủ lâu năm hiện đang tìm cách trục xuất nhau ra khỏi các nước này khi IS hiện chỉ còn là những tàn dư.
Vào Chủ nhật, Nhật báo Phố Wall WSJ trích dẫn các quan chức Mỹ nói rằng Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch để lại gần 1.000 binh sĩ sau khi rút khỏi Syria, nhiều hơn đáng kể so với "lực lượng gìn giữ hòa bình" - khoảng 200 người mà Nhà Trắng đề cập vào tháng trước.
Mỹ đang chuẩn bị giảm bớt quân lực tại Syria. (Nguồn: AFP/Getty)
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ Joseph Dunford, đã bác bỏ thông tin trên, nói rằng nó "không chính xác" trong một tuyên bố được đưa ra hôm Chủ nhật. Một số quan chức Hoa Kỳ đã phản đối các kế hoạch rút khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump, với lý do mối đe dọa về sự hồi sinh của IS và ảnh hưởng của Iran ngày càng tăng ở Syria. Hôm thứ Hai, trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Syria đã lên án Hoa Kỳ cũng như Pháp và Anh về việc cố gắng thực hiện một "dự án thuộc địa mới".
Iran, Iraq và Syria đã có mối quan hệ phức tạp trong suốt thời kỳ hiện đại, nhưng mối quan hệ nồng ấm gần đây của họ được chứng minh bằng sự tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Hai. Lịch sử của bộ ba này, cùng với phần lớn Trung Đông, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran đã lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối do phương Tây hậu thuẫn và mang lại quyền lực cho một lãnh đạo giáo sĩ Hồi giáo Shiite. Điều này dẫn đến việc Tehran cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ và Iraq, nhưng đã tạo ra một liên minh mới với Syria.
Khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein lên nắm quyền vào cuối năm đó và dẫn đầu một cuộc tấn công Iran, Tổng thống Syria Hafez al-Assad đã ủng hộ nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini. Hoa Kỳ lặng lẽ ủng hộ cả hai bên, nhưng sau đó tiến hành hai cuộc chiến tranh với Iraq, lần đầu tiên vào đầu những năm 1990 để đối phó với cuộc tấn công Kuwait của Hussein, và một lần nữa vào năm 2003 để lật đổ hoàn toàn chính phủ của ông.
Cuộc xung đột thứ hai này đã dấy lên một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo Sunni đầu tiên do Al-Qaeda dẫn đầu và sau đó là chuyển thành một nhánh được gọi là ISIS. Cả hai nhóm chiến binh đã mở rộng xung đột sang nước láng giềng Syria một thập kỷ sau đó, lợi dụng hoạt động của phe nổi dậy được Mỹ hỗ trợ chống lại con trai và người kế vị của Hafez al Assad là Bashar, trong khi Iran và Syria củng cố quan hệ với Iraq.
Bắc cầu Nga, Iraq, Syria
Vào năm 2014, Hoa Kỳ đã phát động các chiến dịch đánh bại IS ở cả Iraq và Syria. Damascus sau đó đã từ chối sự can thiệp của Washington vì sự hỗ trợ của họ đối với lực lượng nổi dậy muốn thay đổi chính phủ. Năm 2015, Syria đã thành công đề xuất Nga hỗ trợ quân sự trong việc đánh bại IS và những kẻ nổi dậy khác đang tìm cách lật đổ chính phủ.
Kể từ hôm thứ Hai, Lực lượng Dân chủ Syria SDF do Mỹ hậu thuẫn, một nhóm đa số người Kurd đã tìm cách đàm phán với chính phủ, đặc biệt là khi thông báo rời khỏi Syria của ông Trump vào tháng 12 đã bắt đầu đi vào thực thi.
Khi SDF đang nỗ lực tiến hành đàm phán với Damascus, Bộ trưởng Quốc phòng Syria Ali Ayoub cảnh báo hôm thứ Hai rằng "chúng tôi không thỏa hiệp và không thảo luận về quyền bảo vệ chủ quyền của mình và chúng tôi sẽ giành lại quyền kiểm soát mọi lãnh thổ của Syria. " Ông cũng nói rằng điều này sẽ xảy ra hoặc "bằng cách hòa giải hoặc bằng lực lượng quân sự" tại cuộc họp ba bên cùng với tham mưu trưởng Iran Bagheri, người đồng cấp của ông ta, Trung tướng Othman al-Ghanmi.
Trong một dấu hiệu thể hiện mối quan hệ ngày càng tăng giữa Damascus và Baghdad, vào cuối năm ngoái, chính phủ Syria đã cho phép lực lượng vũ trang Iraq được phép tự do tiến hành các cuộc tấn công chống lại ISIS qua biên giới kiên cường của họ. Cả hai cũng hợp tác trong việc chiếm lại tuyến biên giới Al-Bukamal và Al-Qaim từ ISIS vào cuối năm 2017 và từ đó đã tìm cách mở lại ranh giới.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Hai, Ghanmi của Iraq nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với sự phối hợp chặt chẽ hơn với Tehran và Damascus, đặc biệt là về các vấn đề an ninh. Ông bày tỏ hy vọng rằng "những ngày sắp tới sẽ chứng kiến việc mở cửa biên giới cũng như tiếp tục các chuyến thăm và thương mại song phương" giữa Iraq và Syria.
Về phần mình, Iran đã đón ông Assad vào tháng trước và Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã tới gặp Thủ tướng Iraq Adil Abdul-Mahdi trong hai diễn biến lịch sử kèm theo việc ký kết các hiệp định thương mại mới với cả hai nước.
Iran đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà hai nước đạt được, cùng với Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Nga. Các cường quốc khác vẫn ủng hộ thỏa thuận này, nhưng Washington đã cáo buộc Tehran sử dụng việc miễn giảm biện pháp trừng phạt để phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo và tài trợ cho các nhóm chiến binh cực đoan.
Trong một nỗ lực để đoàn kết hơn nữa các đồng minh Trung Đông chống lại Iran và ngăn cản các quốc gia Ả Rập chấp nhận Syria quay trở lại, Ngoạtrưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị rời đi vào thứ ba này để thăm Israel, Kuwait và Lebanon.