• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối đầu Nga vì hiệp ước INF: Bước ngoặt đảo ngược của Mỹ tái xuất tên lửa mới

Thế giới 16/03/2019 15:27

(Tổ Quốc) - Một số lo lắng về việc triển khai các loại vũ khí có thể thổi bùng lo lắng về cuộc chạy đua tên lửa phi hạt nhân.

Cuộc chạy đua tên lửa phi hạt nhân

Theo foreign policy, quân đội Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng và tiến hành thử các tên lửa mới sau khi Mỹ để ngỏ khả năng có thể rút khỏi Hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh với Nga. Động thái này cho thấy khả năng về một cuộc chạy đua tên lửa không hạt nhân tại châu Âu, Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

Đối đầu Nga vì hiệp ước INF: Bước ngoặt đảo ngược của Mỹ tái xuất tên lửa mới - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Vasily Maximov/AFP/Getty Images

Lầu Năm Góc lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm hai loại tên lửa trong năm nay, các quan chức quốc phòng cho biết vào ngày 13/3.

"Một nỗ lực là tên lửa hành trình với khoảng cách khoảng 600 dặm. Một loại khác là tên lửa tầm xa ở khoảng 1900-2500 dặm", các quan chức giấu tên cho biết tại Lầu Năm Góc.

Các quan chức của Lầu Năm Góc đã từ chối trả lời mục đích của Mỹ cho việc phát triển các lọai tên lửa này. Tuy nhiên, họ đã nhấn mạnh rằng, động thái này không hề vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân (INF) được ký vào năm 1987 giữa cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô - Mikhail Gorbachev trong bối cảnh lo lắng về sự phát triển các loại vũ khí này. Cả hai nước đều để ngỏ khả năng muốn chính thức ra khỏi Hiệp ước trong tháng Tám.

"Có nghiên cứu phát triển rằng, nếu đưa ra định hướng thì có thể làm một điều. Nếu cần định hướng khác có thể làm điều khác. Đây là những quyết định mà chúng ta phải làm", ông Elaine McCusker – một quan chức của Lầu Năm Góc đã nói với báo chí trong cuộc họp ngắn vào ngày 12/3 về yều cầu tài chính cho năm tài khóa 2020.

Thêm vào đó, quân đội Mỹ có thể đang tiến hành điều chỉnh mở rộng vượt trên mức hạn chế thỏa thuận vũ khí. Mặc dù Hiệp ước INF ban đầu yêu cầu giảm rủi ro cho một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra nhưng nó lại bao gồm có tên lửa mặt đất thông thường ở tầm bắn khoảng 500-5500km.

Trung Quốc không có trong thỏa thuận này.

Lo lắng việc triển khai tại châu Âu

Mặc dù các loại vũ khí này ở trong giai đoạn đầu phát triển nhưng các chuyên gia kiểm soát vũ khí lo lắng về mức độ triển khai tại châu Âu và một vài nơi khác có thể gây ra khiêu khích và không cần thiết.

"Nếu không có Hiệp ước INF thì rủi ro cho cuộc chạy đua tên lửa mới tại châu Âu và xa hơn nữa sẽ có thể xảy ra", ông Kingston Reif, giám đốc chính sách giải giáp vũ khí và chính sách giảm nhẹ mối đe dọa tại Hiệp hội kiểm soát vũ khí cho biết.

Thêm vào đó, ông Kingston Reif cho biết, không có nhu cầu quân sự cho Mỹ để phát triển tên lửa mới nhằm triển khai tại châu Âu từ khi quân đội Mỹ sẵn sàng hệ thống phóng trên biển và trên không. Điều này có thể là thách thức đến các mục tiêu tương tự của Nga.

Tuy nhiên, ông Thomas Karako, giám đốc Dự án quốc phòng tên lửa tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cảnh báo rằng, đây là một vấn đề khó khăn để suy đoán tác động của các tên lửa mới cho đến khi được biết nhiều hơn về việc liệu chúng sẽ được triển khai ở đâu. 

"Tôi thực sự không tin tưởng sự tồn tại của tên lửa đối đất có thể gây nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng, điều này là quan trọng để giảm đi các đe dọa cho đến khi chúng ta có được thỏa thuận từ bên kia của hiệp ước", ông Karako nói.

'Phản ứng trước các vi phạm của Nga, Lầu Năm Góc bắt đầu nghiên cứu và phát triển các tên lửa đối đất từ cuối năm 2017", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ - Michelle Baldanza khẳng định.

Bà Michelle Baldanza nhấn mạnh, bởi vì Mỹ liên tục tuân thủ các cam kết của INF, các nỗ lực này vẫn đang ở bước đầu.

Tuy nhiên, hiện tại Mỹ đã ra tín hiệu rằng họ sẽ ra khỏi hiệp ước. Lầu Năm Góc  sẽ bắt đầu chế tạo các thành phần của tên lửa. Nghiên cứu và phát triển này được thiết kế để có thể được xem xét lại nếu Nga quay trở lại tuân thủ đầy đủ và có kiểm chứng  trước khi Mỹ chính thức có quyết định rút ra khỏi Hiệp ước vào tháng 8, bà Michelle Baldanza  nhấn mạnh.

Ông McCusker và các quan chức Lầu Năm Góc khác đã từ chối trả lời câu hỏi về việc đầu tư quỹ bão nhiều cho yêu cầu về tên lửa mới. 

"Điều này gợi ý rằng Lầu Năm Góc vẫn có thể thay đổi lại sau khi Hiệp ước hết hiệu lực vào tháng Tám", ông Reif nói.

"Quân đội có thể chọn điều chỉnh hệ thông đang tồn tại hoặc có thể có lựa chọn rẻ hơn, nhanh hợn hoặc phát triển cái mới", ông Reif nói.

Thêm vào đó, quân đội Mỹ vừa bắt đầu phát triển các loại tên lửa mới, có tên là tên lửa Naval Strike Missile (NSM). Đây được coi là "tên lửa chính xác tầm xa thế hệ thứ năm duy nhất đang tồn tại trên thế giới" có tầm bắn khoảng 499km theo mức độ cho phép nằm trong Hiệp ước INF. Tuy nhiên, nếu cần thiết, nhà sản xuất có thể cập nhật phần mềm tăng khả năng tầm bắn ngoài mức độ cho phép.

Việc gây quỹ cho tên lửa tầm trung và mới có thể gặp phải các phản đối từ Quốc hội. Một số nghị sỹ đưa ra lập trường phản đối việc rút khỏi Hiệp ước INF. Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và 11 nghị sĩ dân chủ khác đã giới thiệu luật vào tháng 1 nhằm ngăn chặn tiến trình, vụ thử tên lửa cho đến khi yêu cầu chắc chắn được đảm bảo. 

"Chính quyền Tổng thống Trump đang lờ đi các lo lắng về đồng minh và đối tác về các vấn đề nhằm đảm bảo tính thống nhất tại NATO. Bằng việc rút khỏi Hiệp ước INF, thay vì thực hiện một nỗ lực trung thực, thiện chí để trừng phạt vi phạm của Nga và khiến họ trở lại tuân thủ, điều đó có phải là quan cờ trong tay Nga", ông Adam Smith (D-Wash.) – Chủ tịch ủy ban quân vụ Hạ viện cho biết.

"Đây là những gì Quốc hội nói với họ để làm và hoạt động này nằm trong Hiệp ước", ông Karako nhấn mạnh.

"Nếu điều này diễn ra, các đồng minh Mỹ có thể phản đối động thái triển khai loại vũ khí đến châu Âu. Không có quốc gia châu Âu nào đồng ý điều này", ông Reif nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ