• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Động thái mới nhất của OPEC+ có khả năng đẩy giá xăng xuống thấp hơn?

Thế giới 01/07/2022 17:03

(Tổ Quốc) - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã quyết định tăng cường sản lượng dầu nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá xăng dầu cao trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Theo hãng AP, việc OPEC+ quyết định bơm thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8/2022 vẫn khiến thế giới rơi vào "cơn khát dầu" sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, liên minh 23 thành viên OPEC+ vẫn đối mặt với khó khăn để đáp ứng hạn ngạch sản xuất.

Động thái mới nhất của OPEC+ có khả năng đẩy giá xăng xuống thấp hơn? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Nhóm OPEC+ hôm 30/6 cho biết họ sẽ bám sát kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng Tám, nhưng tránh thảo luận về chính sách cho tháng Chín trở đi. Đây được xem là một bước đi được chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hoan nghênh.

Theo AP, Chính phủ Mỹ đã bày tỏ hoan nghênh đối với quyết định tăng cường sản lượng dầu trên toàn cầu sau khi OPEC+ phải chịu áp lực lớn từ phương Tây để tăng cường sản xuất trong nhiều tháng qua. Dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới thăm Saudi Arabia trong thời gian tới, trong đó nhiều khả năng sẽ thảo luận về việc tăng sản lượng dầu vào thị trường nhằm hạ nhiệt cơn sốt xăng dầu trên toàn cầu.

Trong khi đó,dự trữ năng lượng của Mỹ đã tăng giữa bối cảnh các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động, với công suất đạt tới 95%, mức cao nhất vào thời điểm này trong vòng 4 năm qua. Giá xăng dầu trên khắp thế giới đã chạm mức cao kỷ lục. Nhiều quốc gia thành viên của OPEC+ đã không thể sản xuất đủ dầu để đáp ứng hạn ngạch sản xuất thấp hơn được triển khai trước ngày 2/6. Khi thế giới vật lộn với tình trạng thiếu năng lượng, một số quốc gia trong nhóm đã xuất khẩu tất cả sản lượng có thể sản xuất. Ở Mỹ, lần đầu tiên trong tháng này, giá dầu đã vượt qua 5 USD/ gallon trước khi giảm nhẹ trong những ngày gần đây khi giá dầu toàn cầu giảm. Trước "bão giá" vì khí đốt, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động một số điều chỉnh nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá dầu, như kêu gọi Quốc hội tạm dừng thuế khí đốt và dầu diesel cũng như giải phóng dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược cho dù nhiều chuyên gia đánh giá tính hiệu quả không cao giữa những động thái như vậy.

Cho dù OPEC+ cam kết tăng sản lượng dầu nhưng các chuyên gia ngành năng lượng vẫn nghi ngờ khả năng nhanh chóng giúp hạ giá năng lượng cho người tiêu dùng.

Trước đó, trong cuộc họp cuối cùng vào đầu tháng 6, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng mỗi tháng thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8/2022.

Hạ nhiệt cơn sốt năng lượng?

Về mặt lý thuyết, OPEC có thể giúp hạ giá khí đốt bằng cách tăng sản lượng. Tuy nhiên, nhiều quốc gia sản xuất dầu cũng đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất. Ở bối cảnh hiện tại, Nga đã mất đi số lượng lớn khách hàng từ phương Tây sau các đòn trừng phạt của EU nhằm vào nước này.

Theo dữ liệu thu thập từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sản lượng của OPEC+ đã giảm 2,8 triệu thùng/ngày dưới mức thỏa thuận vào tháng Năm.

"Trong bối cảnh hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia có năng lực dự phòng như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có thể tham gia giải quyết tình trạng khan hiếm khí đốt hiện tại hay không?", nhà phân tích hàng hóa Carsten Fritsch tại Commerzbank cho biết.

Tuy nhiên, cho dù bất kỳ diễn biến ra sao, khả năng dự phòng vẫn có thể đáp ứng. Một nguồn tin của OPEC+ cho biết chính sách sản xuất dầu luôn dựa trên sự thống nhất giữa tất cả các thành viên OPEC+ và thỏa thuận ngày 2/6 đẩy nhanh việc tăng sản lượng là một phản ứng tích cực đối với hoạt động kinh tế toàn cầu.

Tính đến tháng Năm, ngoài OPEC, sản lượng dư thừa ở các nước đã giảm 80% so với năm 2021, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết. Sản lượng dư thừa là sản lượng dầu có thể được đưa vào hoạt động trong vòng 30 ngày và duy trì trong ít nhất 90 ngày.

Vào năm 2021, Nga đạt khoảng 60% sản lượng dầu dư thừa nhưng đến tháng 5/2022, hầu hết số lượng này đã không thể vận chuyển do gián đoạn từ căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.

Căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine đang góp phần đẩy giá dầu tăng cao, gây ra lạm phát trên khắp thế giới. Trong hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra trong tuần này, Mỹ đã thúc đẩy hạn chế dầu nhập khẩu của Nga nhằm giảm mức tăng đột biến về giá. Liên minh châu Âu, nhà nhập khẩu năng lượng chính của Nga cũng đã thông qua lệnh cấm đối với 90% sản lượng dầu nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay.

Sau cuộc họp của OPEC+, giá dầu giao dịch của Mỹ giảm 0,7% trong ngày xuống còn 109,09 USD/thùng. Tuy nhiên, giá đưa ra vẫn cao hơn 40% so với đầu năm. Dầu thô Brent chuẩn quốc tế giảm 0,4% xuống 115,83 USD/thùng./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ