(Tổ Quốc) -Mặc dù trải qua gần 1.000 năm thi cử thời xưa chỉ xảy ra ít vụ vi phạm, nhưng hình phạt cao nhất dành cho người vi phạm sẽ phải chịu là xử chém.
- 23.06.2018 Thi THPT Quốc gia: Hà Nội đề nghị công an hướng dẫn nhận biết thiết bị gian lận
- 24.06.2018 Cán bộ có người thân thi, tự giác xin thôi công tác liên quan tới thi THPT quốc gia 2018
- 18.07.2018 Không chỉ Việt Nam, gian lận điểm thi cũng “khuấy đảo” Anh
- 18.07.2018 Sự giả dối trong giáo dục đã đạt đến đỉnh điểm
- 20.07.2018 Clip: An ninh thức xuyên đêm canh gác cổng Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La
- 23.07.2018 Gian lận thi cử Hà Giang: “Tôi không tin một mình ông phó phòng khảo thí có thể làm được việc này“
- 25.07.2018 TS. Lê Thống Nhất gửi tâm thư sau khi Bộ trưởng Bộ GDĐT trả lời về gian lận thi cử
- 27.07.2018 'Sẽ rất nguy hiểm nếu gian lận điểm thi để vào trường công an'
Gần 1.000 năm thi cử thời xưa chỉ có vài vụ vi phạm quy chế
Con đường tiến thân thời xưa của các sĩ tử dường như duy nhất là đều phải qua thi cử. Và thi cử đỗ đạt thời xưa cũng đồng nghĩa với việc được làm quan, có chức tước, quyền hành. Bởi vậy từ xa xưa thi cử đã được rất chú trọng. Thậm chí quan niệm “thi để làm quan” đã ăn sâu vào bao đời và còn ảnh hưởng nặng nề cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, hiện nay việc thi đã ít nhiều có những thay đổi. Người thi đỗ trong các kỳ thi quan trọng như đại học chưa chắc đã có cơ hội “làm quan”. Họ phải đối mặt với việc lựa chọn một công việc phù hợp với kiến thức đã học sau khi tốt nghiệp ra trường. Và chỉ trong số ít các sĩ tử thời nay có thể “làm quan”.
Thầy đồ dạy học thời xưa. Ảnh chụp lại từ Triển lãm Truyền thống khoa cử Việt Nam/Dân trí |
Nếu nhìn vào sự tương quan đó thì ắt hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, việc thi cử thời xưa quan trọng như vậy, cộng với công nghệ hỗ trợ nhằm phát hiện gian lận thi cử chưa phát triển chắc hẳn tỉ lệ gian lận thi cử thời xưa sẽ nhiều hơn so với bây giờ. Tuy nhiên, câu trả lời lại không như vậy.
Theo nhà văn Hoàng Quốc Hải – một trong số những nhà văn am hiểu lịch sử nhất hiện nay, tác giả của Bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ 6 cuốn “Bão táp triều Trần” với 3.200 trang và 4 cuốn của bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” gần 4.000 trang cho biết: chuyện gian lận hay vi phạm thi cử thì thời nào cũng có, kể cả thời ngày xưa. Nhưng ông cũng cho rằng chưa bao giờ vi phạm lớn như ở Hà Giang vừa rồi.
Tác giả của bộ sách Tám triều Vua Lý cũng lý giải vì sao việc học và người thầy thời xưa lại được coi trọng đến vậy. Bởi xã hội ngày xưa có hai loại người được trọng nhất là thầy giáo và thầy thuốc. Thầy giáo ngày xưa vị trí chỉ đứng sau vua, theo thứ tự: quân (vua) – sư (thầy) – phụ (cha). Hơn thế, thầy giáo còn có nhiệm vụ dạy cả vua nên rất được quý trọng.
Các tân khoa trong áo mão chỉnh tề do vua ban. Ảnh: Dân trí |
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Cho đến năm 1919 khoa thi cuối cùng được tổ chức vào năm Kỷ Mùi (1919), trải qua 844 năm các triều đại phong kiến đã mở được 185 khoa thi, tuyển chọn được gần 3.000 tiến sĩ Nho học, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước. Nhìn lại gần 1.000 năm trên con đường thi cử truyền thống, theo ông Hoàng Quốc Hải thì có vài vụ thí sinh vi phạm quy chế thi.
Tội gian lận thi cử thời xưa nặng nhất là bị xử chém
Đọc những tư liệu lịch sử liên quan đến thi cử thời xưa, ông Hoàng Quốc Hải không chỉ thấy có rất ít vi phạm quy chế thi mà đưa ra nhận định việc xử lý vi phạm quy chế thi thời xưa rất nghiêm. Tác giả của “Bão táp triều trần” cho biết thêm: thí sinh nếu vi phạm dù chỉ nhỏ cũng bị đuổi khỏi trường thi ngay, và có những lỗi vi phạm mà thí sinh suốt đời không được đi thi.
Ông cũng kể ra một ví dụ về Cao Bá Quát ngày xưa chứa một vài quyển thi, mà ông thấy văn chương hay quá nhưng thí sinh “phạm quy”. Do thí sinh không nắm hết “tên húy”, hay đọc hết ngọc phả (phải kiêng mấy đời) của nhà vua ở trong triều đình nên viết “phạm húy”. Lẽ ra, nếu biết thì thí sinh phải tránh bằng cách viết khác đi, hoặc thiếu nét…Tuy nhiên lúc đó vì thấy bài thi của thí sinh hay, Cao Bá Quát lấy son cùng với muội đèn hơ làm thành mực đen sửa nét chữ đó để không bị “phạm húy”. Nhưng sự việc có người phát hiện ra và ông bị xử chém, nhưng cho lưu – chưa chém mà chỉ bị giam. Về sau ông bị đi sứ ở indonexia và lập công. Cuối cùng ông cũng được tha tội.
Quang cảnh trước cổng trường thi. Ảnh: Dân trí |
Còn xa nhất từ thời Lê có vài ba vụ, nặng nhất có người bị án chém. Vụ này là do giám thí tăng điểm cho con của quan cấp trên mình để đỗ. Nhưng dù là giám thí, khi sự việc bị phát hiện ra thì người này cũng bị án chém. Còn xét thấy mức độ vi phạm gian lận thi cử thời xưa nhẹ hơn thì bị tù giam, cắt chức – tác giả của Bão táp triều Trần cho hay.
Tuy nhiên, theo nhà văn Hoàng Quốc Hải thì bên cạnh những hình thức xử lý vi phạm quy chế thi theo quy định thì còn một “hình phạt” khác nữa đeo đẳng người gian lận thi cử thời xưa cũng khá ghê gớm chính là “bia miệng”. Cái “án gian lận thi cử” sẽ đeo đẳng từ đời này qua đời khác, được ghi lại trong lịch sử mà muôn đời không gột rửa được.