(Tổ Quốc) - Theo Foreign Policy, cách tốt nhất cho New Delhi để hiện đại hóa quân sự và tự bảo vệ khỏi các động thái căng thẳng với Bắc Kinh là phải quên đi mối quan hệ cũ với Moscow và xây dựng quan hệ gần gũi với Washington.
Vào cuối tháng Sáu, nhiều ngày sau khi xung đột biên giới giữa quân Ấn Độ và Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã đến Moscow tham dự lễ diễu hành kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng. Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Singh đã kết luận thỏa thuận mua máy bay chiến đấu và các vũ khí khác trị giá 2.4 tỷ đôla Mỹ. Hiệp định tuân thủ theo thỏa thuận đạt được vào năm ngoái, trong đó Ấn Độ mua lại hệ thống tên lửa phòng không Nga S-400 bất chấp sự phản đối rõ ràng từ Mỹ.
Theo Foreign Policy, điều gì giải thích cho việc Ấn Độ tiếp tục phụ thuộc vào vũ khí Nga vào thời điểm nước này không có bất kỳ thỏa thuận nào khác, kể cả với Mỹ? Câu trả lời được cho là phức tạp. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến Ấn Độ ưa thích vũ khí của Nga bắt nguồn từ những gì các nhà kinh tế học gọi là sự phụ thuộc quen lối. Mặc dù Ấn Độ đã tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp của mình nhưng có đến 60% khi vũ khí của nước này là từ Nga hoặc Liên Xô trước đó. Điều này không hề ngạc nhiên khi Ấn Độ vẫn phụ thuộc vào Moscow các phụ tùng và nâng cấp một phân khúc nào đó không cân xứng trong kho vũ khí nước này.
Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất giải thích thói quen của Ấn Độ nhìn sang Nga để bổ sung năng lực quân sự. New Delhi cũng đã tìm đến Moscow bởi vì không giống với các nhà cung cấp khác, chẳng hạn như Mỹ rất ít cân nhắc đến chính trị khi muốn mua vũ khí.
Người Nga luôn sẵn sàng bán vũ khí cho Ấn Đố trong các thỏa thuận mua bán. Hệ thống vũ khí của Mỹ thường tinh vi hơn nhưng phải chịu sự giám sát của Quốc hội và qua nhiều khâu kiểm duyệt trước khi đi đến thỏa thuận mua bán.
Giới quan sát giải thích các miễn cưỡng của Ấn Độ khi phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Điều này bắt nguồn từ một phần đáng kể của việc Mỹ bán vũ khí cho Pakistan trong Chiến tranh Lạnh và thậm chí cả sau này.
Trong khi hầu hết các vấn đề đều có thể hiểu được nhưng giờ có lẽ đã đến lúc Ấn Độ tính toán lại chiến lược mua vũ khí của mình, giới quan sát nhận định. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, khi Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược với Liên Xô cũ thì việc mua lại công nghệ quân sự chủ yếu từ Kremlin. Liên Xô sẵn sàng cung cấp vũ khí tối tân với giá hời và họ chấp nhận thanh toán bằng đồng ruppee của Ấn Độ cũng như chia sẻ các hiểu lầm sâu sắc trong căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh.
Quan trọng nhất, tại thời điểm hiện tại, Moscow cũng vẫn là nhà cung cấp đáng tin cậy.
Thực tế, Moscow hiện tại có quan hệ khá gần gũi với Bắc Kinh. Mặt khác, Ấn Độ xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh chính và lâu dài khác với hai thập kỷ trước. Nga hiện tại vẫn làm rõ rằng họ sẽ chỉ cung cấp vũ khí cho Ấn Độ ở mức giá thương mại.
Theo tờ báo, Moscow có vẻ sẵn sàng tiếp tục cung cấp vũ khí trong thời gian ngắn như đã thể hiện trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Singh cũng như các điều khoản đối mặt với thực tế toàn cầu ở nhiều cấp độ. Việc chuyển giao vũ khí giữa Ấn Độ và Nga trước đây là một di tích của quá khứ. Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump cũng có các chia sẻ thẳng thắn về các lo ngại của Ấn Độ đối với vấn đề căng thẳng biên giới Trung Quốc.
Mỹ từng chỉ định Ấn Độ là đối tác quốc phòng lớn và có đủ điều kiện để sở hữu công nghệ vũ khí của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama. Cho đến hiện tại, chính quyền Tổng thống Trump chưa thực hiện bất kỳ động thái nào để thay đổi vi trí này.
Bằng chứng rằng lợi ích an ninh của Mỹ và Ấn Độ vẫn hội tụ đều đặn. Đây là hiện tượng xảy ra trong thời điểm quan trọng nhất đối với nền dân chủ lớn nhất thế giới. Đối mặt với một Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng toàn cầu và khả năng kinh tế mạnh, Ấn Độ có thể vẫn chưa đủ sức để thể hiện uy lực của mình, trong đó có chiến lược quân sự. Trong trường hợp như vậy, Ấn Độ có thể xoa dịu Trung Quốc với hi vọng mơ hồ dập tắt các căng thẳng biên giới Himalaya. Giới quan sát cho rằng, cách duy nhất để lựa chọn với Delhi hiện tại: Để đối phó với Trung Quốc, họ phải củng cố quan hệ với Mỹ.
Một trong số các yếu tố củng cố quan hệ đối tác Mỹ và Ấn Độ là việc Delhi phải xa Moscow. Washington từng lên tiếng rất khó chấp nhận việc mua vũ khí Nga của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ biết rằng, Nga đã bán hệ thống S-400 cho Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh của Delhi, và điều này khiến Delhi đứng ngồi không yên và chắc chắn cũng muốn sở hữu hệ thống vũ khí tối tân này của Nga.
Trong gần hai thập kỷ, Mỹ đã tìm cách thúc đẩy quan hệ quân sự với Ấn Độ khi nước này muốn đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc bỏ qua các bất đồng quá khứ với Mỹ, dựa vào quan hệ tương tác trong các hợp đồng mua bán vũ khí với Nga và hi vọng chấm dứt các xung đột biên giới với Trung Quốc thì Ấn Độ cũng nên thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ. Gợi ý cho rằng, điều này không chỉ đảm bảo khả năng tiếp cận vũ khí Washington của Ấn Độ mà còn giúp nước này bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.