(Tổ Quốc) - Đến năm 2030 phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ, khuyến khích quảng bá nền du lịch văn hóa của tỉnh trong và ngoài nước.
- 16.07.2020 Bình Dương sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
- 09.07.2020 Điện Biên: Chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
- 07.07.2020 Thái Nguyên: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới toàn thể người dân về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh
- 18.04.2020 Bình Dương ban hành kế hoạch sơ kết 03 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
- 29.01.2020 Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Bình Dương
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành CNVH trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, nâng cao hiệu quả việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với một số lĩnh vực đặc thù để thu hút các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn đến Bình Dương làm việc; ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất sản phẩm, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa nghệ thuật và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; mở rộng hợp tác, trao đổi, giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước trong khu vực, cộng đồng ASEAN, các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Nội dung thực hiện chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 2017-2020 tập trung triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển các ngành CNVH; phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội và tiềm năng của tỉnh; khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, đặc biệt là du lịch sinh thái dọc tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai, quần thể núi Cậu huyện Dầu Tiếng…; phát triển ngành CNVH tập trung địa bàn các đô thị thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát. Giai đoạn 2021-2030 phấn đấu doanh thu của các ngành CNVH tăng lên và đóng góp từ 1,5 - 2% trong tổng mức GRDP của tỉnh; ngành du lịch tăng trưởng ổn định hàng năm (bình quân tăng 10% về doanh thu và 6,41% về lượng khách); phát triển ngành CNVH trên địa bàn các huyện còn lại và đô thị mới hình thành. Bên cạnh đó cần phát triển một số ngành CNVH cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Bình Dương như: Quảng cáo, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn…
Bình Phước
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 84-KH/UBND ngày 3-4-2017 để triển khai thực hiện.
Theo đó, mục tiêu chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước với các ngành chủ yếu bao gồm: điện ảnh, quảng cáo, kiến trúc, các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa... nhằm hình thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng. Từ đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong tỉnh, khu vực, quốc gia và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Bình Phước; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung.
Từ năm 2017-2020: Tập trung phát triển một số ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Định hướng và từng bước phát triển các ngành như: biểu diễn nghệ thuật, kiến trúc, điện ảnh, thiết kế, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm... đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, hình thành và phát triển theo hướng xã hội hóa; tạo liên kết thương mại để tạo vốn đầu tư, phát triển; hình thành rõ nét nền công nghiệp văn hóa ở địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong nước và quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch của nước ngoài giới thiệu về hình ảnh đất nước, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đến năm 2030: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ, khuyến khích quảng bá nền du lịch văn hóa của tỉnh trong và ngoài nước. Về du lịch văn hóa: Đưa Khu du lịch tâm linh núi Bà Rá, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, Khu di tích quốc gia đặc biệt căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, vào khai thác và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành tour, tuyến du lịch tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc S'tiêng, Mơnông ở Bình Phước. Tạo điều kiện cho ngành du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Định hướng và phát triển các ngành: Điện ảnh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm theo hướng đồng bộ, bền vững; ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có uy tín, có thương hiệu trong nước, đạt tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế.
Kế hoạch số 84-KH/UBND cũng đã đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp như sau: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút và hỗ trợ đầu tư; phát triển thị trường; mở rộng giao lưu, hợp tác khu vực, quốc gia và nguồn vốn thực hiện.
Tây Ninh
Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên.
Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển của ngành Văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, xây dựng xã hội lành mạnh; đồng thời, đưa ngành văn hóa góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển chung của tỉnh.
Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh phải dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ tiên tiến, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của những giá trị văn hóa các dân tộc, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với quảng bá hình ảnh vùng đất, con người tỉnh Tây Ninh đến bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và hợp tác quốc tế.
Việc xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và các địa phương trong tỉnh, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa của nhân dân. Theo đó nhiệm vụ của kế hoạch đặt ra cho từng lĩnh vực cụ thể như sau:
Điện ảnh: tuyên truyền, thực hiện các quy định của Luật Điện ảnh và các văn bản pháp luật liên quan cũng như các hiệp định và Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các hoạt động chiếu phim phục vụ nhu cầu của người dân về thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh; tăng dần tỷ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại các phòng chiếu phim tư nhân, trên sóng truyền hình tỉnh.
Nghệ thuật biểu diễn: nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn nghệ thuật công lập và ngoài công lập để tổ chức dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật, chương trình văn nghệ chất lượng cao về văn hóa dân tộc.; triển khai thực hiện Quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Tây Ninh trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở hợp nhất Đoàn Nghệ thuật tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh và Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng.
Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm: phát triển các loại hình mỹ thuật chế tác những sản phẩm từ đồ gỗ, mây tre lá và các chất liệu mỹ nghệ mang bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng của Tây Ninh phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch; phát triển loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh; hỗ trợ tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật nhiếp ảnh của tỉnh, khu vực và toàn quốc về các đề tài giới thiệu vùng đất văn hóa và con người Tây Ninh để khuyến khích phát triển loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh; đăng cai/phối hợp tổ chức các triển lãm ảnh, triển lãm mỹ thuật định kỳ của khu vực, cả nước nhằm tạo điều kiện để các tác giả chuyên và không chuyên địa phương tiếp cận với các tác phẩm, tác giả chuyên ngành trên cả nước, học hỏi những cái mới, phát huy khả năng bản thân.
Quảng cáo: triển khai thực hiện Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong quảng cáo, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ di động; đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài trời và trên sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Du lịch: tập trung kêu gọi đầu tư phát triển du lịch khu du lịch quốc gia núi Bà Đen; có kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các khu di tích lịch sử - văn hóa: Trung ương Cục miền Nam, Tua Hai, Rừng Lịch sử Dương Minh Châu, Bời Lời, Địa đạo Lợi Thuận, Địa đạo An Thới...; khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch xanh; hỗ trợ ngân sách trong công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân; khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững; tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch, tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch địa phương phong phú, thân thiện, xanh - sạch - đẹp. Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa xúc tiến du lịch trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển Hiệp hội Du lịch Tây Ninh. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế chủ động tham gia các hiệp hội, các diễn đàn quốc tế về du lịch như: PATA (Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương), ASEANTA (Hiệp hội Du lịch ASEAN), ASEAN Tourism Forum (Diễn đàn Du lịch ASEAN)... nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.