• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mấu chốt quan trọng của QUAD và BRICS ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thế giới 13/06/2022 21:40

(Tổ Quốc) - Theo Asia Times, nếu như BRICS có sự tham gia của Bộ trưởng các nước là Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ thì Bộ tứ QUAD bao gồm sự góp mặt của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

QUAD và BRICS

Thượng đỉnh Bộ tứ QUAD (bộ tứ an ninh gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia) gần đây đã mang đến thành tựu to lớn, đặc biệt là sự tham gia của thành viên chủ chốt Ấn Độ.

Mấu chốt quan trọng của QUAD và BRICS ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Lãnh đạo 4 nước thành viên của QUAD gặp gỡ tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: : Kantei

Theo Asia Times, BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) thể hiện tầm quan trọng ngày càng gia tăng giữa các nền kinh tế mới nổi. Hiện tại, hội nghị các bộ trưởng của BRICS vẫn tổ chức họp định kỳ, năm nay dưới sự chủ trì của Trung Quốc với một loạt các cuộc gặp gỡ thường xuyên ấn tượng giữa bộ trưởng các nước thành viên trong nhiều lĩnh vực.

Trong khi đó, Nhóm Bộ tứ QUAD ra đời do cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng vào năm 2007 nhằm tạo ý tưởng gia tăng ảnh hưởng hoặc định hình lại giai đoạn địa chính trị.  QUAD tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung giữa bốn nước như một cách để khẳng định vai trò quan trọng của nhóm trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước sự gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc gần đây.

Trước đó, Bộ tứ QUAD được ví như "đã chìm trong giấc ngủ" trong nhiều năm. Cho đến khi nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Abe và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, hoạt động của Nhóm Bộ tứ được khôi phục trở lại. Kể từ thời điểm này, các cuộc tập trung mới thường xuyên diễn ra.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định vai trò quan trọng của QUAD trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hai lần trong năm 2021 và đã tham gia hai lần thượng đỉnh trong năm 2022.

Giới quan sát nhận định, thượng đỉnh của QUAD với sự có mặt của lãnh đạo đứng đầu 4 nước là Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thử tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ là nền tảng đánh dấu các thay đổi cuộc chơi địa chính trị.

Vì vậy, căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc trong năm 2020-2021 đã khiến Ấn Độ tìm thấy động lực mạnh mẽ nhằm xây dựng an ninh chặt chẽ với các nền dân chủ hàng đầu khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

QUAD ngày càng lớn mạnh

Tất nhiên khi so sánh với BRICS thì chúng ta đánh giá QUAD thực sự có thể thay đổi cuộc chơi lớn đến mức nào. Ấn Độ là thành viên của cả QUAD và BRICS.

Thêm vào đó, chương trình thường niên của BRICS khá căng thẳng, bao gồm các cuộc họp cấp bộ trưởng và các sự kiện khác. Còn với QUAD, hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo tăng cường thiết lập một số dự án chung, đáng chú ý nhất là thỏa thuận vào tháng 3/2021 thúc đẩy việc đầu tư vào việc sản xuất 1,2 tỷ liều vaccine Covid-19 ở Ấn Độ để phân phối cho các quốc gia nghèo hơn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều này cũng chưa đạt được kỳ vọng như dự định khi Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng khiến nước này buộc phải cấm xuất khẩu vaccine để giải quyết tình hình dịch bệnh trong nước vào năm 2021.

Cho đến tháng 4/2022, khoảng 325.000 liều vaccine do Ấn Độ sản xuất mới có thể xuất khẩu sang Campuchia. Gần đây nhất, Bộ tứ QUAD đã cam kết tại hội nghị thượng đỉnh Tokyo vào cuối tháng 5/2022 bằng một sáng kiến hàng hải mang tên "Đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhận thức trong lĩnh vực hàng hải (IPMDA)", chủ yếu giám sát hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tăng cường khả năng ứng phó với các thảm họa tự nhiên cũng như nhân đạo. Đây được xem như một đấu trường tốt trong quá trình hợp tác giữa các thành viên, liên quan đến sự phối hợp giữa các hệ thống giám sát quân sự nhưng không vì mục đích quân sự để đối phó với các mục tiêu quân sự khiêu khích.

QUAD cũng cam kết sẽ đầu tư 50 tỷ USD vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực.

“Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chúng tôi thông báo sẽ hướng tới mục tiêu đầu tư hơn 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để hỗ trợ các dự án trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công bố vào ngày 24/5.

Vậy mục đích chiến lược lâu dài của Bộ tứ QUAD là gì? Gần như chắc chắn, lãnh đạo 4 nước sẽ đưa ra các mục đích chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, điều khác biệt nhất mà ba thành viên còn cho rằng quan trọng nhất của nhóm là yếu tố Ấn Độ. Nhật Bản, Mỹ và Australia đều xem Ấn Độ là thành viên chủ chốt ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Ông Bill Emmott, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế cho rằng nên thúc đẩy mô phỏng khuôn khổ BRICS bằng cách thể chế hóa các cuộc họp và dự án từ Bộ tứ QUAD trong chuỗi hội nghị thượng đỉnh đa cấp và thường xuyên hơn. Điều này cũng có thể thúc đẩy quan hệ đối tác an ninh đầy đủ./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ