• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ nắn gân Trung Quốc tại Biển Đông

Thế giới 28/02/2017 09:42

(Tổ Quốc)-Trung Quốc tránh khiêu khích Mỹ, không muốn làm lớn chuyện.

Tổng thống Donald Trump trong tháng cầm quyền đầu tiên chủ yếu tập trung thực hiện những cam kết về đối nội và kinh tế. Ông Trump đã ký 20 sắc lệnh hoặc chỉ thị, như bãi bỏ Chương trình y tế Obamacare, kiểm soát nhập cư, nâng cao an ninh nội địa, khôi phục 2 dự án đường ông dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access, giảm ghánh nặng pháp lý cho sản xuất trong nước, tái thiết quân đội Mỹ, yêu cầu lập kế hoạch đánh bại IS trong 30 ngày, cơ cấu lại Hội đồng An ninh Quốc gia, rút khỏi TPP…

Trong lĩnh vực đối ngoại, chính quyền Trump mới chỉ triển khai một số hoạt động trên hai hướng chính châu Âu và châu Á. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tham dự Hội nghị an ninh Munich (Đức), tái cam kết việc chính quyền Trump coi trọng đồng minh NATO; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc...

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 được điều đến Thái Bình Dương để tăng cường năng lực chiến đấu cho lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương 

Biển Đông: Mỹ ngăn chặn nỗ lực biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc

Ngày 18/2, Mỹ cử nhóm tàu tiến công, nòng cốt là tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson, vào hoạt động ở Biển Đông. Phó đô đốc James Kilby, tư lệnh nhóm tàu này, nói: “Chúng tôi muốn thể hiện tính hiệu quả và sự sẵn sàng chiến đấu của đội tàu trong khi duy trì các mối quan hệ mạnh mẽ vốn có với các đồng minh, đối tác và bạn bè tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Nhóm tàu Carl Vinson thuộc hạm đội 3 đến châu Á để chi viện cho hai đội tàu đang hoạt động tại Biển Đông, là nhóm tàu chiến đấu Reynolds của Hạm đội 7 và Steinis của Hạm đội 3. Nhóm tàu Carl Vinson có khả năng đi vào khu vực 12  hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi hoàn thành  nhiệm vụ tuần tra “chấp pháp” tại Biển Đông, nhóm tàu sẽ đến Hàn Quốc tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Hàn vào tháng 3.

Hoạt động của đội tàu chiến Mỹ tại Biển Đông là do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ thị. Ông Mattis lo ngại rằng việc thiếu các hoạt động thường lệ tại vùng biển này đã làm suy yếu sự ổn định của khu vực.

Tướng Mattis ủng hộ các chủ trương “Hòa bình thông qua sức mạnh” của Tổng thống Trump. Hồi tháng 1, trả lời các câu hỏi trong cuộc điều trần tại Ủy ban quân lực Thượng nghị viện Mỹ khi Ủy ban này xem xét phê chuẩn Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis nói: “Hành động của Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực tìm kiếm vai trò lãnh đạo mạnh hơn của Mỹ”. James Mattis cam kết một khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, ông sẽ tìm cách tăng cường sức mạnh đồng minh và xem xét lại năng lực quân sự của Mỹ trong khu vực.  James Mattis tuyên bố: “Chúng ta  phải tiếp tục bảo vệ các lợi ích của chúng ta ở đó. Các lợi ích này bao gồm việc thực thi các quyền tự do đi lại trên biển và bay qua bầu trời”.  Mattis nhấn mạnh rằng, việc thực thi quyền tự do đi lại trên biển và bay qua vùng trời là điều sống còn “để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia khác của chúng ta”. Theo mạng Lợi ích quốc gia (Mỹ), đó là một tuyên bố thẳng thừng và trực tiếp về sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ ngăn chặn mọi nỗ lực biến Biển Đông thành một cái hồ của Trung Quốc.

Một bài phân tích của hãng NBC cho biết hầu như tuần nào Mỹ cũng tiến hành điều động lực lượng của mình ở các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, nhằm gửi tín hiệu đến Bắc Kinh. Ba tàu ngầm tấn công đã triển khai ở Tây Thái Bình Dương; 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor đến căn cứ không quân Tindal ở phía bắc Australia, căn cứ không quân gần Trung Quốc nhất; Mỹ  thử 4 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II trong một cuộc tập trận chiến tranh hạt nhân, mang vũ khí giả, cự ly 4.200 dặm từ bờ biển California đến giữa Thái Bình Dương; điều máy bay ném bom chiến lược tới Guam.

James Mattis: Mỹ quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn, không để Biển Đông thành hồ của Trung Quốc

Trung Quốc tránh giọng điệu khiêu khích chính quyền Trump

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hôm 19/2 cho rằng việc triển khai hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson  tại Biển Đông hôm 18/2 là một “đe dọa quân sự đối với Trung Quốc”; nhưng không gọi nó là hành động chiến tranh như những trường hợp tương tự trước đây. Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói: “Trung Quốc hy vọng Mỹ tôn trọng một cách nghiêm túc chủ quyền và các mối quan ngại an ninh của các nước trong khu vực. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không đối với tất cả các nước tại Biển Hoa Nam theo luật pháp quốc tế".

Biển Đông trở thành một hoạt động ưu tiên của hải quân Mỹ, diễn ra trong tháng đầu tiên cầm quyền của Tổng thống Trump, cho thấy nỗ lực của Mỹ ngăn chặn việc Trung Quốc hợp thức hóa “nguyên trạng” ở vùng biển này. Đồng thời, nhằm khẳng định quyền hợp pháp tự do hàng hải và bay qua vùng trời Biển Đông vào lúc ở Mỹ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực./.

Người bình luận

NỔI BẬT TRANG CHỦ