• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

National Interest: Đâu là chiến lược mới của Triều Tiên nếu cựu Phó Tổng thống Joe Biden trúng cử?

Thế giới 28/08/2020 11:06

(Tổ Quốc) - Theo tờ National Interest, bất kỳ các trừng phạt nào cũng sẽ không thể khiến Triều Tiên bị hạ gục và từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian dài, Washington vẫn giữ lập trường kiên định với Bình Nhưỡng cho rằng Triều Tiên sẽ không được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân hợp pháp. Theo giới chuyên gia, nếu nhìn nhận ở vấn đề này, Mỹ được cho là rào cản cho tiến trình bình thường hóa quan hệ chính trị giữa Mỹ và Triều Tiên.

National Interest: Đâu là chiến lược mới của Triều Tiên nếu cựu Phó Tổng thống Joe Biden trúng cử?  - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

Khi bầu cử Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11, cùng với đó là các dự đoán khả năng thay đổi tiềm năng của chính quyền Tổng thống Mỹ, một câu hỏi đặt ra: "Nếu cựu Phó Tổng thống Joe Biden chiến thắng vào tháng 11 thì chính sách Triều Tiên sẽ đi về đâu?

Ông Biden nổi tiếng là người ít phụ thuộc vào lời khuyên của các cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao dưới thời cựu Tổng thống Obama và từ chiến dịch tranh cử lần này, các chiến lược mới với Triều Tiên có thể dần dần hé lộ. Các dự đoán cho rằng, nếu ông Biden có khả năng trúng cử thì các chuyên gia về lợi ích an ninh ở Đông Bắc Á dưới thời Obama sẽ đóng vai trò quan trọng, ít nhất là trong nỗ lực ban đầu nhằm định hình chính sách Triều Tiên. Vậy, chính sách nào có thể là hướng đi mới nếu ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ?

Các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bao gồm cả cuộc gặp thương đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo trong năm 2018-2019 được đánh giá là chưa thể đạt được hiệu quả khi hai nước vẫn chưa đến được đồng thuận. Giới chuyên gia cũng đưa ra nhận xét là các thượng đỉnh Mỹ-Triều thiếu thực tế và phản tác dụng. Giả thuyết đặt ra, nếu ông Biden trúng cử thì nhất định sẽ có đường lối cứng rắn hơn với Triều Tiên, ít nhất là trong thời gian đầu. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và áp lực ngoại giao sẽ mạnh mẽ hơn nữa để tạo áp lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Theo the National Interest, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice dưới thời cựu Tổng thống Obama có thể sẽ được liệt kê vào nhóm chính sách ngoại giao của ông Biden. Bà được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy tạo nên áp lực mạnh hơn trong các chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, chính sách với Triều Tiên dưới thời cựu Tổng thống Obama không được xem là thành công, giới quan sát nhận định. Xét cho cùng, các chuyên gia từng có liên quan trong thời gian ông Biden còn làm Phó Tổng thống Mỹ sẽ có khả năng, hiểu biết và kinh nghiệm về các chính sách Triều Tiên. Vì vậy, sẽ không công bằng nếu nói rằng chính sách mà họ theo đuổi suốt 8 năm vẫn không thể lọai bỏ hoặc thậm chí giảm đi các căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên. Trong một thời gian dài, năng lực hạt nhân tiềm ẩn của Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa khiến khiến Mỹ cũng như các đồng minh lo ngại.

Mặt khác, giữa các căng thẳng về hạt nhân Triều Tiên, nếu ai trúng cử Tổng thống Mỹ sẽ cần phải đưa ra ý tưởng mới để hình thành chính sách với Bình Nhưỡng. Ý tưởng mới đầu tiên sẽ trở nên bất khả thi khi đặt ra khả năng liệu có hay không việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Thực tế chỉ ra, Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục duy trì tiến trình phi hạt nhân hóa như một mục tiêu chính sách và không có bất kỳ nhà lãnh đạo Triều Tiên nào muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Một số chuyên gia của Washington cũng đã thừa nhận và đưa ra đánh giá rằng việc phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên là điều không bao giờ xảy ra. Theo tờ National Interest, vấn đề ở đây đặt ra là cách tiếp cận nghiêm túc để đạt được khả năng về mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Thêm vào đó, ý tưởng mới cần phải cân nhắc thận trọng về mối quan hệ mới với Triều Tiên và điều gì có thể thay đổi trong chính sách của nước này cũng như các yêu cầu đặt ra để đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa.

Việc xem xét cân nhắc lại mối quan hệ ở Đông Bắc Á có thể là một gợi ý nhưng không hề dễ dàng đạt được. Trên thực tế, không khó để tưởng tượng rằng, một loạt quan hệ mới trong khu vực sẽ giúp Bình Nhưỡng đủ tự tin để trở lại trạng thái phi hạt nhân hóa.

Cuối cùng, cách tiếp cận thứ ba được đánh giá là mang tính khả thi. Giới chuyên gia đưa ra gợi ý rằng việc từ bỏ các trừng phạt nhằm vào Triều Tiên có thể được xem là trọng tâm trong chính sách phi hạt nhân hóa ở nước này. Các lệnh trừng phạt sẽ không thể khiến Triều Tiên bị khuất phục hay từ bỏ vũ khí, thậm chí chúng còn khiến cho quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng trở nên căng thẳng hơn. Theo các nhà lập pháp và cố vấn, quan trọng nhất, chính sách mới sẽ là một thách thức. Theo tờ National Interest, điều này được ví như là "rượu cũ trong chai mới thì không thể nhưng rượu mới trong chai cũ sẽ được xem là tốt hơn"

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ