• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga đang muốn “lái” Triều Tiên đảo ngược thế trận?

Thế giới 08/05/2017 21:54

(Tổ Quốc) - Bởi các nghi ngờ xung quanh việc “gần gũi” giữa Nga-Triều, phải chăng Nga đang muốn “lái” Triều Tiên đảo ngược thế trận?

Thúc đẩy quan hệ

Moscow có thể đang tìm thấy thuận lợi về sự lạnh lùng giữa Bình Nhưỡng và cộng đồng quốc tế. Khi sức ép hạt nhân đã tạo nên vết rạn nứt giữa Trung Quốc và Triều Tiên vốn là đồng minh thân cận lâu năm thì dường như Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng thế chỗ Bắc Kinh, Stratfor dẫn tin.

Phải chăng Nga đang muốn “lái” Triều Tiên đảo ngược thế trận?

“Nga bắt đầu tăng cường quan hệ với Triều Tiên cùng với việc tăng cường tính ảnh hưởng toàn cầu”, các nhà phân tích giải thích trong báo cáo 5/5.

Cả hai nước đã chia sẻ mối quan hệ lịch sử lâu đời về các quan hệ kinh tế và tư tưởng. Trước đó, kế hoạch triển khai dịch vụ phà giữa Triều Tiên và Nga đã được thông qua. Cảng Vladivostok (Nga) đã đồng ý cho phà Mangyongbong-92 bắt đầu từ ngày 8-5 xuất phát từ vùng đặc khu kinh tế Rason (Triều Tiên) và đến cảng Vladivostok vào sáng hôm sau, tần suất 6 lần/tháng.

Vào tháng 4, vũ khí quân sự Nga đã vận chuyển qua biên giới Triều Tiền, tuy nhiên, điện Kremlin tuyên bố, hành động này là một phần trong kế hoạch trước khi tập trận quân sự, tờ Reuters đưa tin.

“Nhiều nghi ngờ cho rằng, Nga đang nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác với Triều Tiên. Có thể Nga một lần nữa sẽ thay thế Trung Quốc và trở thành quốc gia bảo trợ quốc tế cho Triều Tiên””, nhà phân tích Nga-Triều Anthony Rinna nói vào hôm 14/4.

Vào tháng Ba, các quan chức cũng chấp thuận mở rộng nhập cư lao động sang Nga. Hàng chục nghìn người Triều Tiên tin tưởng sẽ có cơ hội sống tại Nga.Trong khi đó, giám đốc điều hành Đường sắt Nga cũng đã có chuyến thăm Triều Tiên nhằm tăng cường hợp tác giữa đường sắt Rajin và Khasan đồng thời thúc đẩy chương trình đào tạo sinh viên Triều Tiên tại Đại học Nga.

Trong khi Trung Quốc đã ra lệnh trừng phạt thông qua việc cấm xuất khẩu nguyên liệu sang Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục vụ thử tên hạt nhân lần thứ 6 thì Nga giống như một “cứu nhân” và trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho Triều Tiên thời điểm này.

Liệu có thể đảo ngược thế trận?

Vai trò tiềm năng của Moscow đối với Triều Tiên có thể khiến Nga gia tăng ít nhiều ảnh hưởng đối với phương Tây. Hiện tại, Tổng thống Putin đang vướng vào mâu thuẫn giữa Nga với phương Tây khi Moscow được cho là can thiệp vào bầu cử Mỹ và gia tăng vai trò của nước này trong xung đột Syria và Ukraine, tờ Stratfor dẫn tin.

Một số học giả nghiên cứu về vấn đề Triều Tiên cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể trông chờ Nga bù đắp những thiệt hại trong trường hợp Trung Quốc tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng để ngăn chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.

Samuel Ramani, một chuyên gia Nga tại Đại học Oxford cho biết, việc hỗ trợ chính quyền Bình Nhưỡng có thể mang đến các thuận lợi kinh tế cho Moscow. Điều này cho thấy, Nga có thể trở thành đối tác trung thành của Triều Tiên trước các rủi ro trở nên biệt lập và các lệnh cấm vận ồ ạt nhắm vào Bình Nhưỡng.

Mối quan hệ song phương của ông Putin với ông Kim đến giữa bối cảnh căng thẳng  leo thang giữa Bắc Kinh và Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump liên tục muốn Trung Quốc chung tay ngăn ngừa sức mạnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của lãnh đạo Kim Jong –Un.

Phản ứng trước thái độ “mạnh mẽ” của Bắc Kinh, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu than của Bình Nhưỡng, truyền thông Triều Tiên đã chỉ trích các nhà chính trị Trung Quốc và cho rằng đây là “thái độ phản bội”.

Tín hiệu xoay chuyển, Moscow đã nằm trong danh sách quốc gia đồng minh với Triều Tiên và Bắc Kinh chỉ đứng ở vị trí số 2.

Nga không bao giờ có thể thay thế Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên. Thậm chí, điều này có thể là vi phạm các cam kết quốc tế bởi trong khi Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực gây sức ép đối với Bình Nhưỡng thì Moscow lại làm ngược lại, Stratfor cho biết.

Theo các nhà quan sát, điều này nằm trong lợi ích của Nga khi xem Triều Tiên là “sợi dây” giữa Moscow và các đồng minh của phương Tây bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mục đích chính của Nga là thắt chặt quan hệ với CHDCND Triều Tiên và lái quốc gia này theo tham vọng của mình. Các giá trị mà Nga muốn nhắm tới trong nước cờ Triều Tiên là tìm cách mở rộng các thị trường toàn cầu.

Trong quá khứ, chính quyền Tổng thống Putin liên tục phê phán các chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và tham gia biểu quyết vào các lệnh trừng phạt vào Bình Nhưỡng năm 2014.

“Ở một khía cạnh nào đó, việc phát triển hạt nhân của Triều Tiên vẫn khiến Nga nhiều lo lắng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết, liệu Nga và Triều Tiên sẽ duy trì quan hệ này trong bao lâu?”, tờ Stratfor giải thích.

(Theo CNBC)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ