• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga kéo phương Tây xa rời Mỹ: "Ngã ngũ" toan tính Moscow trong sách lược Syria?

Thế giới 13/10/2018 08:22

(Tổ Quốc)- Nga muốn Đức và Pháp tách khỏi Mỹ và hợp lực với Moscow nhằm tái thiết Syria, cố vấn cấp cao cho chính phủ Nga cho biết.

"Sẽ có rất ít triển vọng cho thỏa thuận với Mỹ khi Washington vẫn kiên quyết ở lại Syria cho đến khi Iran rút khỏi", cố vấn Vitaly Naumkin nói trong cuộc phỏng vấn. Nga hiện tập trung vào nỗ lực tổ chức thượng đỉnh Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Kế hoạch được tổ chức xuất phát từ các nhu cầu của châu Âu đối với các vấn đề Syria.

Nga kéo phương Tây xa rời Mỹ: Ngã ngũ toan tính Moscow trong sách lược Syria? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn:CNN

"Tôi không hiểu tại sao châu Âu lại luôn đi theo quan điểm của Mỹ. Nếu châu Âu nghĩ chúng ta có thể thay đổi chính quyền Tổng thống Assad và phe đối lập lên nắm chính quyền thì đó chỉ là tưởng tượng. Mọi thứ sẽ còn khủng khiếp hơn rất nhiều", ông Vitaly Naumkin – một quan chức Nga cấp cao về chính sách Syria cho biết.

Về các vấn đề Trung Đông, giống với nỗ lực thỏa thuận hạt nhân Iran, liên minh châu Âu dường như đang muốn đứng về phía Nga đối phó với các chính sách mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra. Thủ tướng Đức Merkel đã từng lên tiếng về việc sẽ giúp Syria hồi phục sau nội chiến. Các căng thẳng về vấn đề tị nạn Syria đã liên tục tồn tại nhiều mâu thuẫn tại Đức trong thời gian qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng liên tục chỉ ra các thách thức mà châu Âu phải đối mặt nếu tình trạng tị nạn diễn biến phức tạp sau nội chiến Syria.

Tại sao không ai giúp?

Tuy nhiên, theo tờ Bloomberg, cả Thủ tướng Merkel và các quốc gia châu Âu khác đều không rơi vào vòng xoáy của Nga về vấn đề Syria. Đối với ông Putin, điều đó gia tăng nguy cơ bị mắc kẹt trong "vũng lầy". Sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã giúp sức thành công phần nào cho chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, dự luật tái thiết chiến tranh sau nội chiến Syria được Liên Hợp Quốc dự tính mất khoảng 250 tỷ đôla và các cường quốc phương Tây từ chối lời kêu gọi của Nga cho chi phí cao ngất này.

"Tại sao bạn không muốn giúp mọi người trở về Syria tại khu vực do chính phủ chiếm đóng", ông Naumkin, Giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông ở Moscow và là thành viên câu lạc bộ Valdai cho biết.

Ông Naumkin cũng kêu gọi các quốc gia châu Âu nên chung tay tái thiết nhà cửa, trường học, bệnh viện và đường xá tại Syria.

Hiện tại, quân đội chính quyền Tổng thống Assad đã chiếm lại gần toàn bộ lãnh thổ Syria.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết vào tháng trước rằng, Đức sẽ chi trả cho quá trình tái thiết Syria nếu giải pháp chính trị thông qua quá trình bầu cử tự do. Tuy nhiên, trong khi chính quyền ông Assad vẫn nắm quyền thì Đức sẽ không có bất kỳ đóng góp nào, hai quan chức Mỹ nghiên cứu về chính sách Syria cho biết.

Pháp sẽ không tham gia thượng đỉnh tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không có cam kết cho tiến trình chuyển giao chính trị",

Một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp cho biết.

Hai quan chức này cũng cho rằng, Tổng thống Assad luôn xem Berlin giống như một rào cản chính cho quá trình tái thiết Syria.

"Không có bất kỳ thay đổi nào"

Chính quyền Tổng thống Assad đã lấy lại phần lớn lãnh thổ Syria với sự giúp đỡ của Nga và Iran. Theo giới quan sát, Tổng thống Assad sẽ không đời nào nhượng lại quyền lực sau một thời gian dài đấu tranh lấy lại từng tấc đất cho Syria.

Khu vực ảnh hưởng nhất nằm ngoài kiểm soát của Tổng thống Assad là mỏ dầu phía Đông Bắc hiện đang ở trong tay lực lượng người Kurd với sự hậu thuẫn cảu hơn 2000 lính Mỹ. Tổng thống Trump luôn xem người Kurd là lực lượng nhằm đạt được mục tiêu truy quét Iran ra khỏi Syria.

"Không có thỏa thuận nào có thể trừ khi có Mỹ. Tôi không cho rằng châu Âu có thể hoặc sẵn sàng đi theo lộ trình này", ông Raghida Dergham, người đứng đầu Viện Beirut cho biết.

Đức luôn xem Nga đã có được thành công trong việc khôi phục trật tự chắc chắn tại Syria và cho rằng toàn bộ Syria sẽ sụp đổ nếu không có chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, Berlin vẫn chưa sẵn sàng cho quá trình hỗ trợ tái thiết Syria.

Một số hỗ trợ nhất định đến từ các nguồn cung không phải phương Tây. Trung Quốc cho biết sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên, ông Naumkin cho biết, nguồn năng lượng ở phía Đông Bắc Syria do Mỹ chiếm đóng là nguồn thu chính của Syria. Điều đó rất quan trọng.

"Chính quyền Tổng thống Assad nếu có thể duy trì, cần phải có nguồn dầu", ông Naumkin nói thêm.

Trong khi sứ mệnh của Lầu Năm Góc tại Syria vẫn còn hạn chế trong cuộc chiến chống khủng bố IS thì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã phát biểu trước báo chí hồi tháng Tám rằng, mục tiêu của Mỹ nhằm đưa nội chiến Syria vào tiến trình Geneva. Từ đó, người dân Syria có thể thiết lập một chính phủ mới không dẫn đầu bởi Tổng thống Assad và mang lại cho họ cơ hội trong tương lai mà Tổng thống Assad luôn phủ nhận trong bối cảnh đang có sự hậu thuẫn của Nga và Iran.

"Ngoại trưởng Mike Pompeo và các nhà ngoại giao đứng đầu khác từ phương Tây và Trung Đông cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ sẽ không hỗ trợ quá trình tái thiết đất nước trước khi bắt đầu tiến trình chính trị mới dưới do Liên Hợp Quốc đứng đầu, đảm bảo một tiến trình chuyển giao chính trị trung thực và không thể đảo ngược", tờ báo Asharq Al-Awsat của Saudi Arabia viết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ