• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thể giới bỏ mặc Syria: Nga – Mỹ vẫn “đặt cược” sát ván

Thế giới 09/10/2018 16:19

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho rằng, các quốc gia khác dường như ý thức được trách nhiệm của họ và đang để tự Syria quyết định số phận của mình.

“Syria tự quyết định số phận”

Nhà ngoại giao Nga cho biết, các chính phủ nước ngoài trước đó đã liên tục kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức trong bối cảnh các siêu cường thế giới tìm cách giải quyết khủng hoảng Syria 7 năm qua.

Thể giới bỏ mặc Syria: Nga – Mỹ vẫn “đặt cược” sát ván - Ảnh 1.

Tổng thống Syria Assad. Ảnh: Getty

Thứ trưởng Nga Sergei Vershinin đã nói với hãng tin Sputnik ngày 8/10 rằng, không ai đặt câu hỏi về việc từ chức của Tổng thống Syria tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các cáo buộc vào các nước phương Tây và đồng minh Trung Đông giống như các tội phạm chiến tranh, Tổng thống Assad đã liên tục cố gắng vượt qua cuộc nổi loạn vào năm 2011 và đối phó với các cuộc chiến của lực lượng nổi dậy với sự hậu thuẫn của Nga và Iran.

Mỹ, Israel, Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc gia lên tiếng về việc lật đổ chính quyền Tổng thống Assad. Sự gia tăng của tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni bao gồm lực lượng phiến quân IS và sự trở lại của quân đội Syria đã làm thay đổi thế trận Syria. Thứ trưởng Nga Sergei Vershinin cho rằng, nhiều khả năng các chính phủ khác đã nhận ra chỉ có Syria mới có thể tự quyết định số phận của họ.

“Chúng ta phải hiểu rằng, là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Syria có quyền chọn lối đi riêng. Và những người dân đất nước nên và phải xác định ai có thể đứng đầu quốc gia họ. Vì vậy, tôi muốn nói rằng, chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này. Và điều này đang rất tốt”, .

Thứ trưởng Nga Sergei Vershinin nói trên một tờ báo Nga

Căng thẳng Nga-Syria vẫn dai dẳng

Mỹ và Nga liên tục đổ lỗi cho nhau trong việc kéo dài chiến tranh Syria và mang lại sự bất ổn cho khu vực. Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm ngoái, sự hỗ trợ của CIA cho phe đối lập Syria đã trở nên cạn kiệt. Mỹ cũng đã kết thúc quá trình hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy. Tổng thống Trump cũng đang đưa ra tín hiệu về liên minh với Nga tại Syria. Các quan chức chính quyền Mỹ đã thông báo một sự thay đổi trong chính sách “Tổng thống Assad phải đi”.

Tổng thống Trump đã liên tục lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cuộc tấn công vũ khí hóa học tại tỉnh Tây Bắc Idlib và hiện tại đây là pháo đài cuối cùng có sự trú ngụ của lực lượng nổi dậy do người Hồi giáo dẫn đầu tại Syria. Mỹ đã phản ứng với hành động quân sự và quay trở lại Syria vào tháng Tư năm ngoái sau khi cáo buộc về các vụ tấn công khí độc tại một khu vực khác. Từ sau đó, các quan chức Mỹ đã lên tiếng phản đối sự lãnh đạo của Tổng thống Assad và gia tăng đe dọa sẽ tiếp tục có phản ứng quân sự với bất kỳ vụ tấn công hóa học nào có thể xảy ra trong tương lai.

Trong khi sứ mệnh của Lầu Năm Góc tại Syria vẫn còn hạn chế trong cuộc chiến chống khủng bố IS thì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã phát biểu trước báo chí hồi tháng Tám rằng, mục tiêu của Mỹ nhằm đưa nội chiến Syria vào tiến trình Geneva. Từ đó, người dân Syria có thể thiết lập một chính phủ mới không dẫn đầu bởi Tổng thống Assad và mang lại cho họ cơ hội trong tương lai mà Tổng thống Assad luôn phủ nhận trong bối cảnh đang có sự hậu thuẫn của Nga và Iran.

“Ngoại trưởng Mike Pompeo và các nhà ngoại giao đứng đầu khác từ phương Tây và Trung Đông cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ sẽ không hỗ trợ quá trình tái thiết đất nước trước khi bắt đầu tiến trình chính trị mới dưới do Liên Hợp Quốc đứng đầu, đảm bảo một tiến trình chuyển giao chính trị trung thực và không thể đảo ngược”, tờ báo Asharq Al-Awsat của Saudi Arabia viết.

Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ tại khu vực liên tục chỉ ra sự thờ ơ với chính quyền Tổng thống Assad. Lực lượng Dân chủ Syria, phần lớn là người Kurd – luôn tiên phong trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, đã có các đàm phán với chính quyền Syria. Các tay súng dưới sự hậu thuẫn của Lầu Năm Góc cũng tăng cường kiểm soát hơn 1/4 đất nước, bao gồm cả các mỏ dầu đắc địa.

Israel liên tục tiến hành ném bom các địa điểm quân sự Syria bởi nghi ngờ có mối liên quan tới Iran. Tuy nhiên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói vào tháng Bảy rằng, các phản ứng của Israel không hề có xích mích gì với chính quyền Syria khi họ vẫn tuân thủ lệnh ngừng bắn dọc Cao nguyên Golan.

Tổng thống Syria Bashar Assad cho biết ngày 7/10, thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn cuộc tấn công quân sự nằm phía Tây Bắc, Idlib chỉ là tín hiệu tạm thời ngăn chặn cuộc chiến “đổ máu”. Tuy nhiên, ông Assad cho biết, chính quyền Syria hiện vẫn đặt mục tiêu nhằm khôi phục lại quyền kiểm soát toàn Syria.

Các bình luận của Tổng thống Syria Assad đưa ra trong Hội nghị trung ương của đảng Baath cầm quyền tại Syria.

Lực lượng hậu thuẫn cho quân nổi dậy Syria của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/10 lại cho biết, họ đã bắt đầu thực hiện theo thỏa thuận thông qua giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tiến tới khu phi quân sự tại Idlib.

Người phát ngôn Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) ở Syria Naji al-Mustafa cho biết, các bên đã thống nhất thực hiện thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng trước và dự kiến sẽ tiến tới thiết lập khu phi quân sự trong phạm vi 15-20 km dọc theo chiến tuyến vào 15/10 tới.

“Phe đối lập vẫn ở chiến tuyến trong vị trí phòng vệ có mang theo các vũ khí hạng nhẹ. Phe đối lập vẫn sẽ ở trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu trong các trường hợp khẩn cấp”, ông Naji al-Mustafa nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ