(Tổ Quốc) - Nhiều căng thẳng giữa Nga và Mỹ kể từ sau thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin.
Điều gì ngoài uẩn khúc cuộc gặp Helsinki?
Nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại thuộc dự án về chiến lược và trật tự quốc tế - ông Robert Kagan cho rằng, rất khó để thay đổi quan hệ giữa Nga và Mỹ ở vị trí hiện tại mặc dù nhiều đồn đoán tín hiệu tích cực cho thượng đỉnh của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin tại Helsinki.
Phần lớn các nhà quan sát cho rằng, thượng đỉnh Helsinki đã chờ đợi để tạo nên đột phá cho quan hệ giữa Nga và Mỹ. Cả ông Trump và ông Putin đều cùng gặp gỡ và đưa ra các giải quyết về các vấn đề toàn cầu hiện nay, hóa giải các hiểu nhầm và tìm kiếm nền tảng chung.
Có một số gợi ý cho vấn đề của Syria, Ukraine, các vũ khí hạt nhân trong tương lai. Các lo lắng đặt ra: “Liệu Tổng thống Trump có từ bỏ quá nhiều hay vì một lý do khác khi được cho là biểu hiện có phần nhượng bộ đối với Nga?Và sẽ có các biện minh giống như là: Điều gì sai đối với Nga và Mỹ để có thể đưa ra thảo luận từ các điểm khác biệt? Tại sao không tìm hướng khác để giảm các căng thẳng?
Phần lớn các nhà quan sát không thể nhìn thấy hoặc từ chối nhận định rằng đây không phải là cuộc gặp giữa các đối thủ với nhau mà đơn thuần là cuộc gặp giữa các đồng minh vì lợi ích hội tu và mục tiêu chung.
Thật ngẫu nhiên, điều này không liên quan gì đến bầu cử Mỹ 2016 sau các cáo buộc liên tục căng thẳng của Washington đối với Nga. Họ phải tạo ra quan điểm chung cho một trật tự thế giới, như cách đây 7 thế kỷ, cả hai đều là siêu cường.
Các lợi ích của Tổng thống Putin không có gì ngạc nhiên. Giới quan sát cho rằng, có thể Tổng thống Putin luôn xem trật tự thế giới tự do do Mỹ dẫn đầu là đối thủ lớn nhất của Nga trong toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo. Điều đó có trong tiềm thức của về việc Mỹ làm suy yếu Liên bang Xô-viết và sự sụp đổ được ví như thảm kịch lớn nhất của thế kỷ 20.
Theo các nhà quan sát, chiến thắng về một trật tự thế giới tự do từ sau năm 1989 đã khiến Nga trở thành một quốc gia suy sụp về lĩnh vực kinh tế. Vì thế, Tổng thống Putin đang tìm hiếm làm suy yếu, phân chia và phá bỏ quy ước một trật tự thế giới này giống như các nhà lãnh đạo Nga khác đã làm trong quá khứ. Theo ông Robert Kagan, Tổng thống Putin có thể muốn tìm cách ảnh hưởng đối với Đảng cánh hữu toàn châu Âu. Nga có thể cũng sẽ làm suy yếu liên minh châu Âu và NATO. Và đó là điều dễ hiểu tại sao.
Chuyên gia này cho rằng, một khi phương Tây mạnh mẽ và rõ ràng, Nga sẽ có ít cơ hội để thể hiện. Chỉ khi phương Tây đang trong tình hình hỗn loạn và mâu thuẫn, chẳng hạn như những năm 1930 và 1940 thì Nga mới có thể trở thành siêu cường toàn cầu và hoàn thành giấc mơ đế chế trong quá khứ. Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo giống như Tổng thống Putin có thể mang đến chiến thắng địa chính trị thì Nga làm xao lãng sự chú ý của thể giới đối với khủng hoảng kinh tế trong nước thì "ngôi vương" Nga mới có thể trở lại như xưa.
Tổng thống Putin chưa bao giờ hứng thú với việc hội nhập Nga vào trật tự thế giới tự do.
Tương đồng bất ngờ giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin
Còn đối với Tổng thống Trump, thế mạnh lớn nhất vẫn là chính trị gia đình. Vì vậy, một Tổng thống Mỹ có lợi thế năng lực kinh doanh vẫn có thể phần nào ảnh hưởng ít nhiều trong hoạt động chính trị trên sân khấu thế giới.
Thành công của Tổng thống Trump trong nước đến từ chủ nghĩa dân túy. Điều này không hề ngạc nhiên khi ông Trump nhìn thế giới thông qua ống kinh tương tự với thời gian trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.
Các căng thẳng của Tổng thống Trump với NATO liên tục leo thang. Với phương châm “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Trump đã lần lượt rút khỏi nhiều thỏa thuận và các các biểu hiện căng thẳng tại nhiều hội nghị kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ.
Giống với ông Putin, ông Trump đã từng lên tiếng ủng hộ ông Viktor Orban thuộc Đảng cánh hữu FIDESZ, Hungary với chiến thắng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp (và là nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư trong sự nghiệp) vào ngày 8/4. Ông Trump cũng lên tiếng ủng hộ tất cả các thành viên xu hướng dân túy, dân tộc chủ nghĩa, hoài nghi châu Âu đang tỏ ra lấn lướt tại châu lục sau những gì diễn ra tại cuộc bầu cử Quốc hội tại Italia, Áo, Séc, hay một số quốc gia châu Âu khác trong thời gian qua.
Giống với ông Putin, ông Trump ủng hộ Brexit và xem đây là cách ảnh hưởng đến liên minh châu Âu. Tổng thống Putin được cho là cũng có thiện cảm với Đảng cánh hữu của Đức.
Các câu hỏi đặt ra trước thượng đỉnh về những gì Tổng thống Putin sẽ trao đổi với Tổng thống Trump. Ngay sau đó, nhiều ý kiến cho rằng họ hoàn toàn “thở phào nhẹ nhõm” khi Tổng thống Trump không bị “mất kiểm soát” bất kỳ trao đổi nào. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ được cho là có thể là tín hiệu tích cực nhưng chưa hoàn toàn thành công.
Nhiều tranh cãi về các biểu hiện của Tổng thống Trump sau thượng đỉnh Nga-Mỹ, trong đó nhấn mạnh đến các thất vọng từ trong nội bộ của Mỹ sau cuộc gặp với Tổng thống Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh giá cao thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump vào đầu tuần này vì có được các thành công nhất định tuy nhiên vẫn đưa cảnh báo rằng một số ý kiến của Mỹ muốn ngăn cản các thành tích có được từ thượng đỉnh.
“Điều này sẽ là ngây thơ khi cho rằng các vấn đề sẽ được giải quyết chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, không ai mong đợi điều đó. Thượng đỉnh Mỹ-Nga đã cho phép Mỹ và Nga bắt đầu lộ trình thay đổi tích cực và tránh xa các căng thẳng mà trước đó luôn khảng định là tồi tệ hơn Chiến tranh Lạnh”, ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng, tiến trình này đã bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ làm tổn thương các đối tác của Tổng thống Trump với các cáo buộc chỉ trích.
“Chúng tôi luôn nhìn đến cách thức phát triển trong tương lai trong khi một số ý kiến lại chỉ trích và bác bỏ các kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Helsinki. Chúng tôi nhận thấy rằng, Mỹ có lực lượng luôn sẵn sàng nhằm bác bỏ mối quan hệ Nga-Mỹ nhằm đạt được tham vọng của họ”, ông Putin nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại thuộc dự án về chiến lược và trật tự quốc tế - ông Robert Kagan, Tổng thống Donald Trump đã cho đi mọi thứ. Trong mắt của Tổng thống Putin, Syria và Crimea chỉ là “điều tầm thường” so với “quân bài” từ sự sụp đổ của một phương Tây. Tại thượng đỉnh, ông Putin thừa nhận đã quan sát diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016. Trong khi phương Tây cho rằng, ông Putin khả năng phải thất vọng nhưng kết quả đã vượt qua những gì dự đoán trước./.