• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc "lung lay" sau loạt kết quả thử nghiệm lâm sàng

Thế giới 14/01/2021 17:20

(Tổ Quốc) - Các quốc gia Đông Nam Á tỏ ra dè dặt trong các đơn đặt hàng vaccine Sinovac của Trung Quốc sau khi Brazil cung cấp kết quả thử nghiệm lâm sàng "đánh giá gần như không hiệu quả".

Theo Asia Times, Indonesia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng loạt vaccine Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc sau khi các nhà khoa học Brazil báo cáo trong tuần này hiệu quả vaccine CoronaVac của Trung Quốc chỉ đạt hơn 50%. Thông số lần này thấp hơn mức đánh giá đạt tỷ lệ 78% vào tuần trước trong bối cảnh một số quốc gia Đông Nam Á đã đặt mua vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc "lung lay" sau loạt kết quả thử nghiệm lâm sàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tân hoa xã

Một số ý kiến bày tỏ lo lắng về thông tin kết quả vaccine của Trung Quốc sau khi công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đây của Brazil.

Indonesia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất Đông Nam Á. Hiện nước này đã mua 125,5 triệu liều vaccine CoronaVac và tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổng thống Joko Widodo là người đầu tiên thực hiện tiêm chủng vaccine vào ngày 13/1 nhằm khởi động chương trình vaccine quốc gia.

Hai ngày trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Indonesia đã trở thành đơn vị quản lý đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng vaccine Sinovac sau khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng đạt 65,3% mức độ hiệu quả.

Người dân Indonesia cũng đang lo lắng về kế hoạch tiêm chủng vaccine mở rộng ở nước này.

"Tại sao Indonesia không chờ một loại vaccine tốt hơn? Tôi cho rằng điều này diễn ra quá vội vàng và gượng ép", bà Sulfikar Amir, phó giáo sư Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore cho biết.

Theo Asia Times, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện đang tranh luận về việc có nên chấp thuận đưa vaccine phòng Covid-19 của Trung Quốc vào sử dụng toàn cầu hay không. Trung Quốc phát triển và sản xuất khoảng 4 loại vaccine phòng Covid-19, bao gồm cả vaccine CoronaVac của Sinovac. Tuy nhiên, Brazil cho biết vaccine của Sinovac chỉ đạt hiệu quả 50,4% sau khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Kết quả này khiến các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan và Philippines lo ngại vì đã đặt hàng loại vaccine này của Trung Quốc.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc "lung lay" sau loạt kết quả thử nghiệm lâm sàng - Ảnh 2.

Một nhân viên y tế chuyển các thùng chứa vaccine phòng Covid-19 vào phòng lạnh ở Bandung. Ảnh: AFP

Trong tuần trước, Bắc Kinh đã thông báo đạt 78% mức độ hiệu quả sau khi thử nghiệm lâm sàng – mức chênh lệch so với kết quả của Brazil đối với loại vaccine này. Tuy nhiên, chiến lược mà Bắc Kinh đánh giá là ngoại giao vaccine đã khiến một số quốc gia Đông Nam Á có chút lo lắng.

Bộ Y tế công cộng của Thái Lan đã báo cáo yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về vaccine trước khi bắt đầu đưa vào sử dụng. Bangkok đã đặt hàng khoảng 2 triệu liều vaccine Sinovac, dự kiến lô đầu tiên 200.000 liều sẽ đến tay khách hàng vào tháng tới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia - Khairy Jamaluddin đã từ chối cuộc đàm phán tiếp theo về việc mua vaccine Sinovac sau thông tin nghiên cứu của Brazil.

"Nếu chúng ta lo lắng với sự an toàn và hiệu quả của loại vaccine này thì chúng ta không nên đặt mua nó", ông Khairy Jamaluddin khẳng định. Tập đoàn dược phẩm Malaysia - Pharmaniaga đã ký thỏa thuận với Sinovac để mua 14 triệu vaccine CoronaVac- loại vaccine yêu cầu 2 liều cho mỗi người. Vài ngày trước đó, Manila đã đặt hàng 25 triệu liều từ Sinovac, trong đó có 50.000 liều dự kiến sẽ đến Philippines vào tháng Hai.

Trong tháng 12, Thủ tướng Campuchia – Hun Sen cũng đã quyết định mua vaccine do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt. Tuy nhiên, Cơ quan nghiên cứu tình báo kinh tế (EIU) dự đoán khả năng Campuchia khó có thể tiêm vaccine đầy đủ cho hơn 60% dân số đến ít nhất giữa năm 2022.

Chính phủ Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nước này đều khẳng định tính hiệu quả sau kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với loại vaccine này. Trung Quốc xem chiến lược ngoại giao vaccine trở thành trụ cột quan trọng nhằm thúc đẩy quyền lực mềm trong đại dịch. Các quốc gia Đông Nam Á thường ít có cơ hội mua vaccine của phương Tây.

Hai loại vaccine của châu Âu là Moderna và Pfizer-BioNTech đạt mức độ hiệu quả khoảng 95% nhưng giá cả được đánh giá đắt hơn bởi yêu cầu cao trong khâu bảo quản và vận chuyển.

Thế giới vẫn tiếp tục chờ đợi các kết quả thử nghiệm lâm sàng mới cũng như các dữ liệu quan trọng do WHO cung cấp đối với loại vaccine của Trung Quốc nhằm đánh giá mức độ hiệu quả thật sự. Mặt khác, truyền thông Trung Quốc cũng khẳng định cho dù kết quả đạt 50% hiệu quả nhưng vẫn còn tốt hơn là không có. Thêm vào đó, các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Brazil không khẳng định vaccine này không an toàn mà chỉ là mức độ hiệu quả ít hơn so với các loại khác. Tuy nhiên, các đồn đoán mức độ hiệu quả thấp của các loại vaccine này đã làm phức tạp cho chương trình tiêm chủng. Truyền thông Đông Nam Á vẫn tin tưởng vào tính hiệu quả của loại vaccine này.

Ngoại trưởng Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du đến 4 quốc gia Đông Nam Á.

Phát biểu tại Myanmar vào ngày 11/1, ông Vương Nghị cam kết sẽ tài trợ vaccine cho chính phủ nước này nhằm thúc đẩy liên minh giữa Trung Quốc và Myanmar. Nhà ngoại giao đứng đầu Trung Quốc cũng cho biết sẽ không áp dụng biện pháp cách ly tại các quốc gia mà ông đang thăm là Indonesia, Brunei, Myanmar và Philippines.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ