• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhìn lại năm 2021: Quá trình rút quân của Mỹ và chương mới cho Afghanistan

Thế giới 24/12/2021 14:32

(Tổ Quốc) - Đối với người dân Afghanistan, năm 2021 bị nhấn chìm bởi hàng loạt hỗn loạn khi Mỹ rút quân ra khỏi đất nước này.

Taliban giành quyền kiểm soát

Hãng AP dẫn tin, Afghanistan đang bước sang một chương tiếp theo "không chắc chắn" do Taliban kiểm soát. Taliban đã lên nắm chính quyền ngay sau khi quân đội Afghanistan sụp đổ và chính phủ cũ đã phải tìm kiếm hậu thuẫn mới của phương Tây.

Nhìn lại năm 2021: Quá trình rút quân của Mỹ và chương mới cho Afghanistan - Ảnh 1.

Ngày 19/8, lực lượng Taliban tiến vào thành phố Kabul, Afghanistan giành quyền kiểm soát. Ảnh: AP

4 tháng sau khi Taliban lên nắm chính quyền, Afghanistan đối mặt với hàng loạt khủng hoảng từ suy thoái kinh tế đến thảm họa nhân đạo. Tài sản trị giá hàng tỷ đôla ở nước ngoài đã đóng băng và các hoạt động viện trợ cũng trì hoãn.

Thế giới vẫn "lãnh đạm" trước yêu cầu của Taliban về việc công nhận chính thức đối với Kabul bởi lo ngại Taliban có thể áp đặt chế độ khắc nghiệt tương tự với cách đây 20 năm.Taliban lên tiếng cam kết sẽ thay đổi nhưng một số quốc gia vẫn cảnh báo đáng lo ngại. Hiện tại, theo AP, trẻ em Afghanistan không được phép đi học trung học ở hầu hết các khu vực. Mặc dù phụ nữ đã trở lại công việc y tế nhưng lại không thể tham gia các công việc với vai trò của một công chức. Tuy nhiên, tình hình an ninh đã được cải thiện hơn sau chiến dịch trấn áp tội phạm. Các tổ chức nhân đạo quốc tế cũng cho biết đã có thể tiếp cận các khu vực của đất nước và không bị cấm túc giống như trước đây.

Hãng AP trích dẫn lời bà Kathy Gannon - Giám đốc tin tức của AP về vấn đề Afghanistan và Pakistan cho biết, năm 2021 là một năm xảy ra nhiều biến động ở Afghanistan. Ngay khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm chính quyền, Mỹ đã quyết định rút quân khỏi Afghanistan và NATO cũng yêu cầu quân rời khỏi quốc gia này.

"Động thái này thực sự đã gây ra hỗn loạn và khốn khổ thật sự cho rất nhiều người", Kathy Gannon cho biết.

Theo Kathy Gannon, nhiều người dân Afghanistan thực sự sốc trước quyết định này cho dù đã được báo trước.

Chương mới cho Afghanistan

Vào năm 2018, khảo sát của Gallup cho biết chỉ 2% dân số Afghanistan tin tưởng vào tương lai trong 5 năm tới. Và đó là thời điểm đã qua trước khi Taliban lên nắm chính quyền vào thời hiện tại. Người dân lại một lần nữa giận dữ vì mức độ nghèo đói cao cũng như tỷ lệ việc làm thấp.

"Người dân Afghanistan đã cảm thấy thực sự chán nản với cuộc sống hiện tại và cả tương lai. Vì vậy, sau khi người Mỹ rời đi và đại sứ quán Mỹ thông báo đóng cửa, điều này đang mang đến cú sốc lớn cho người dân Afghanistan.", Kathy Gannon nhận định.

Nhiều hình ảnh trên truyền thông cũng như mạng xã hội cho thấy, hàng loạt người tị nạn chen chúc trên máy bay tìm cơ hội sống sót vào thời điểm Washington rút quân khỏi Afghanistan.

"Có lẽ đối với nhiều người Afghanistan, họ xem đây là cơ hội mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Cơ hội để đến Mỹ và phương Tây để có tương lai tốt đẹp hơn", bà Kathy Gannon nhấn mạnh.

Và sau đó, sự xuất hiện của Taliban – tất nhiên nhiều người dân có sợ hãi và lo lắng, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người chưa từng chứng kiến giai đoạn kiểm soát của Taliban từ năm 1996-2001. Vì vậy, đó là nguyên nhân khiến cho sân bay Kabul tắc nghẽn để tìm cơ hội "đổi đời".

'Đối với tôi, theo nhiều cách, đây thực sự là bản cáo trạng giống với 20 năm trước, sự thiếu hy vọng và niềm tin vào tương lai. Và trong xã hội dân sự ấy, những người đã đặt rất nhiều niềm tin đã phải liều mình lao ra sân bay vì lo sợ tính mạng của mình và cũng là lo sợ cho tương lai, đặc biệt họ lo sợ cho tương lai của con cái họ", bà Kathy nói.

Fazel Rahman – nhà sản xuất truyền hình cấp cao ở Afghanistan cho rằng, khoảnh khắc ngạc nhiên và cú sốc lớn nhất đối với tôi trong năm 2021 là vào nửa đêm, lực lượng Taliban gõ cửa văn phòng của hãng AP, tìm kiếm chúng tôi và đe dọa. May mắn là họ đã không làm hại bất kỳ ai.

Kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát, Mỹ và Taliban đã thực hiện một số đàm phán, tập trung tìm cách đảm bảo đưa công dân Mỹ và người Afghanistan từng làm việc cho Mỹ trong cuộc tranh chiến kéo dài 20 năm rời khỏi quốc gia Tây Nam Á một cách an toàn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 23/11 lên tiếng, chủ đề cụ thể của các vòng đàm phán giữa Mỹ và Taliban là các hoạt động chống khủng bố, ngăn chặn tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và mạng lưới Al-Qaeda, hỗ trợ nhân đạo và nền kinh tế của Afghanistan, lộ trình an toàn đưa những công dân Mỹ và Afghanistan được Mỹ bảo trợ rời khỏi Afghanistan.

Trước diễn biến hiện tại, Mỹ đang tập trung hỗ trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Giới quan sát cho rằng, giữa khủng hoảng hiện tại, có lẽ điều cần thiết nhất là nối lại các đàm phán để khắc phục tình hình thực tế, và có thể các cuộc đàm phán sẽ mang đến chương mới cho Afghanistan./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ