• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những giải pháp tiếp cận ứng phó với "siêu thảm họa" trên thế giới

Thế giới 15/07/2024 14:03

(Tổ Quốc) - Quá trình phát triển toàn cầu sẽ làm gia tăng mối đe dọa và khả năng dễ bị tổn thương tiềm ẩn bởi thảm họa thiên tai.

"Siêu thảm họa"

Theo hãng CNN, những mối đe dọa về thiên tai có thể trở thành thảm họa lớn trên thế giới trong tương lai. Chẳng hạn như mối đe dọa sinh học, thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu, sự cố cơ sở hạ tầng như lưới điện bị hỏng, các mối đe dọa an ninh mạng và xung đột hạt nhân.

Những giải pháp tiếp cận ứng phó với "siêu thảm họa" trên thế giới - Ảnh 1.

Lều dựng tạm sau động đất ở Haiti vào năm 2010

Trong mỗi kịch bản này, quá trình phát triển của xã hội sẽ làm gia tăng các mối đe dọa và khả năng dễ bị tổn thương tiềm ẩn.

Các mối đe dọa sinh học như khả năng xảy ra một đại dịch có thể lấn át đại dịch Covid-19, cụ thể là sự phát triển của mầm bệnh như cúm gia cầm có độc lực cao đang rình rập. Viễn cảnh về vũ khí sinh học nghe giống như một điều gì đó trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng đây cũng là những mối đe dọa thực sự. Hay các tiến bộ trong kỹ thuật di truyền để chế tạo vũ khí sinh học phức tạp, với những hậu quả tàn khốc tiềm tàng.

Gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và nắng nóng chưa từng có đang phá kỷ lục trên toàn cầu, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ trong vài thập kỷ qua. Tất cả những hiện tượng này đã được thanh toán bằng quỹ khắc phục thảm họa. Tuy nhiên, khi thâm hụt ngày càng tăng thì chi tiêu cho thảm họa sẽ trở thành vấn đề khi dự báo về chi phí tiếp tục tăng mạnh mà không làm giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Mối nguy hiểm này cũng đe dọa một số nơi trên thế giới. Người dân ở khu vực Trung Đông sẽ gần như không thể ở được nếu không có cơ sở hạ tầng làm mát hay một số quốc đảo nhỏ có thể biến mất hoàn toàn khi mực nước biển dâng cao.

Việc dễ bị tổn thương bởi cơ sở hạ tầng xuống cấp và các mối đe dọa an ninh mạng tiềm tàng "thảm khốc" tiếp tục là tâm điểm chú ý. Vụ việc Cầu Francis Scott Key bắc qua sông Patapsco ở Baltimore đã sập vào sáng sớm 26/3 sau khi bị tàu container đâm vào là một minh chứng về hạ tầng cầu xuống cấp ở Mỹ.

Siêu thảm họa có thể có thể gây ra chết chóc và tàn phá trên diện rộng. Điển hình như một trận hạn hán kéo dài cũng dẫn đến mất mùa và nạn đói hàng loạt.

Trong khi các nhà quản lý tình trạng khẩn cấp trên khắp thế giới đang bận rộn với những thảm họa có phạm vi với mức độ nghiêm trọng và tần suất ngày càng tăng thì những thảm họa lớn vượt qua sức tưởng tượng của chúng ta vẫn có thể xảy ra trong tương lại nếu thế giới không có sự chuẩn bị.

Quản lý tình trạng khẩn cấp

Một số chuyên gia trong lĩnh vực này gọi thảm họa là một "trò chơi số". Các quốc gia bị ảnh hưởng phải thu thập các nguồn lực hạn chế từ các tổ chức tương đối độc lập, trong và ngoài chính phủ, đồng thời yêu cầu họ hợp tác cùng nhau để giúp ứng phó và phục hồi ở mức tốt nhất. Ít nhất, khi xảy ra rủi ro, người dân bị ảnh hưởng có thể nhận được những thứ như nước, thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và nơi trú ẩn tạm thời ở những nơi cần thiết nhất.

Cộng đồng đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quản lý tình huống khẩn cấp và xử lý hậu quả. Các nhà nghiên cứu thảm họa ban đầu như Enrico Quarantelli nhận thấy thảm họa là hiện tượng của xã hội. Khi các cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp ra đời thì hệ thống quản lý tình trạng khẩn cấp sẽ được định hình bởi luật pháp; thỏa thuận giữa các cơ quan chính phủ và các đối tác trong khu vực tư nhân và phi lợi nhuận nhằm quản lý hậu quả, tập trung nhiều vào hậu cần hơn là xã hội học.

Trong nhiều thập kỷ qua, phạm vi của người quản lý trường hợp khẩn cấp đã được mở rộng để có cái nhìn bao quát hơn ngoài các thủ tục. Ở Mỹ, quá trình ứng phó thiên tai đã chuyển từ khái niệm "chuẩn bị sẵn sàng" sang "khả năng phục hồi".

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) hiện cũng đề cập đến cách tiếp cận toàn cộng đồng trước thảm họa, nhấn mạnh mạng sống của cộng đồng như "một lăng kính quan trọng" để hiểu rõ về khả năng phục hồi.

Cách tiếp cận này được xem xét ở doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan độc lập để xác định yếu tố cần thiết trong quá trình phục hồi, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ vận chuyển, thông tin liên lạc, an toàn và an ninh, thực phẩm, nước và nơi trú ẩn.

Trên toàn cầu, xu hướng tương tự đang diễn ra. Văn phòng Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (UNDRR) của Liên Hợp Quốc hiện xây dựng khuôn khổ thảm họa toàn cầu, hướng tới lập kế hoạch thảm họa thiên tai có thể xảy ra. UNDRR nhắc đến sự tham gia giữa các cộng đồng, bao gồm cả khu vực công và tư nhân để xây dựng mối liên kết chặt chẽ ứng phó với thảm họa xảy ra.

Theo đó, các hiện tượng siêu thiên tai sẽ được phác thảo cụ thể trong các chính sách phát triển và quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng để giảm thiểu thảm họa. Trong bối cảnh đó, thế giới cũng cần xem xét chiến lược phát triển bền vững và các động lực cơ bản để tiếp cận các giải pháp hiệu quả hơn./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ