(Tổ Quốc) - Các căng thẳng giữa Iran và Nga tại Syria được xem là vẫn tồn tại trong bối cảnh hai nước vốn dĩ đạt được lợi ích sau nỗ lực hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad tại Syria.
Nội chiến Syria đang ở giai đoạn kết thúc, các ảnh hưởng của Iran và Nga tại đất nước này mang ý nghĩa nhất định. Nhiều nghi ngờ về lợi ích kếch xù hai nước có thể thu được trong cuộc chiến này tại Syria. Vì vậy, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi của hai Moscow và Tehran khi chiến tranh kết thúc.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh:VOA
Cảnh sát quân đội Nga tuần trước đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào lực lượng do Iran hậu thuẫn tại sân bay quốc tế Aleppo của Syria, truyền thông địa phương thông báo. Kết quả, một số nhà lãnh đạo quân đội Iran đã bị bắt và tạo nên diễn biến căng thẳng giữa Iran và Nga tại Syria. Từ khi bắt đầu nội chiến Syria vào năm 2011, Nga và Iran liên tục xây dựng lực lượng quân đội mạnh mẽ tại Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Iran liên tục triển khai hàng nghìn Vệ binh Cách mạng hồi giáo và phiến quân Shiite đến Syria trong khi Nga đã chính thức đi vào xung đột Syria hồi tháng 9/2015 nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, khi chiến tranh diễn ra cùng với việc chính quyền Syria tuyên bố giành lại lãnh thổ do lực lượng nổi dậy chiếm đóng thì Nga và Iran tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trong một đất nước vốn tồn tại nhiều xung đột.
"Miếng bánh được chia phần"
Các nhà phân tích nói rằng, chiến tranh tại Syria đã tạo nên chút ít rạn nứt giữa hai đồng minh.
"Có chút căng thẳng tồn tại giữa Nga và Iran tại Syria", ông Phillip Smyth, nhà nghiên cứu viện chính sách viễn Đông tại Washington cho biết.
"Những gì nhìn thấy trong cuộc tấn công tại Aleppo bởi vì mọi hành vi tội ác vẫn tiếp tục diễn ra", ông Phillip Smyth cho biết.
Các vụ việc tương tự vẫn đang diễn ra trong suốt hai năm qua.
Gần đây, quân đội Syria vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm lấy lại từng tấc đất tại quốc gia này, các báo cáo địa phương cho biết.
Cuộc chiến giành quyền lực là kết quả của việc tìm thấy các khác biệt giữa Nga và Iran tại mảnh đất vốn tồn tại nhiều chiến tranh, giới quan sát cho biết.
"Tôi tin tưởng rằng, cả Nga và Iran sẽ tự mình giữ miếng bánh đang có tại Syria. Tuy nhiên, tôi không tin rằng điều này sẽ dẫn đến một số nhầm lẫn giữa lực lượng Iran và Nga", nhà phân tích Smyth cho biết.
"Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Iran tại Syria đang vượt qua các bất đồng, đặc biệt khi Nga vẫn phải phụ thuộc vào lực lượng Iran nhằm chiếm lại lãnh thổ và tìm kiếm hậu thuẫn quân đội cho quân lính của Iran cho Syria", các chuyên gia cho biết.
"Tôi không bao giờ tin rằng Nga sẽ tách khỏi Iran. Các bất đồng mà họ đang tồn tại sẽ nhanh chóng giải quyết bằng việc chung tay hậu thuẫn Syria. Và Nga hiểu điều đó đang rất tốt. Mối quan hệ giữa Moscow và Tehran phức tạp, điều đó là chắc chắn. Tuy nhiên, những gì họ đang nắm giữ là quan điểm đối phó với Mỹ và thèm khát giảm ảnh hưởng của Washington tại khu vực", nhà nghiên cứu về chính sách Nga tại Trung Đông – bà Anna Borshchevskaya cho biết.
Bà Anna Borshchevskaya nói thêm rằng, ở mức độ thủ thuật, Nga và Iran đang tồn tại chút khác biệt. Tuy nhiên, họ đang cùng xây dựng một bức tranh lớn.
Thủ thuật khác biệt
Mỹ liên quan đến cuộc chiến đối phó với chủ nghĩa khủng bố IS từ năm 2014 khi nhóm khủng bố thông báo mở rộng tại Syria và Iraq. Lực lượng dân chủ Mỹ (SDF) từng tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố hồi tháng Ba hiện đã kiểm soát hơn 1/3 lãnh thổ Syria.
Mỹ có khoảng 2000 binh lính tại các khu vực có lực lượng dân chủ Mỹ (SDF) do người Kurd kiểm soát. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cho biết họ sẽ giữ khoảng 400 binh lính tại khu vực này sau khi cuộc chiến chống khủng bố kết thúc. Nga và Iran đều phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria.
Một số nhà phân tích tin tưởng rằng, không giống với khi họ liên quan đến chiến tranh Syria, lực lượng Nga và Iran hiện tại đang kiểm soát các lãnh thổ lớn hơn và cả hai nước đều tìm kiếm cơ hội kinh tế tại quốc gia này.
"Hiện tại đang có nhiều điểm căng thẳng xích mích giữa hai quốc gia này nhiều hơn trước kia", chuyên gia kinh tế Syria - Jowan Hemo cho biết.
"Về bản chất, bạn nên nhìn thấy họ cạnh tranh gia tăng quyền lực với chính quyền Syria, bao gồm ngành năng lượng và các loại đầu tư khác", ông Jowan Hemo nói trên VOA.
Vào năm 2018, Nga được quyền sản xuất dầu và khí gas của Syria. Moscow cũng ký hợp đồng sử dụng cảng Tartus của Syria trong vòng 49 năm trong khi Iran đã trúng gói thầu sử dụng cảng Latakia.
"Cả hai quốc gia này đều muốn độc quyền kinh tế Syria trong dài hạn bởi vì họ đều cho chính quyền Syria vay một khoản khá lớn trong suốt chiến tranh", chuyên gia kinh tế Hemo cho biết.
"Tôi tin tưởng rằng quá trình cạnh tranh sẽ tiếp tục tại Syria nhưng cuối cùng sự thống trị kinh tế của Nga nhiều khả năng sẽ thắng thế", ông Hemo nói thêm.