(Tổ Quốc) - Washington có cách để đối phó với Bắc Kinh mà không cần phải thúc đẩy cạnh tranh bằng đồng đôla hay quân đội để khẳng định tầm ảnh hưởng ở châu Phi.
Theo tờ National Interest, đối với Mỹ, việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế hay quân đội của Trung Quốc ở châu Phi cùng với mối đe dọa dai dẳng của chủ nghĩa khủng bố cực đoan ở châu lục này được xem là điều không thể coi thường.
Trong các năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng chính sách ngoại giao đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Việc quân đội Trung Quốc từng lựa chọn châu Phi làm căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài khiến Mỹ có nhiều lo lắng khi Washington đóng vai trò là lực lượng ổn định ở khu vực này trong nhiều năm.
Như tính toán, Trung Quốc đã xác định châu Phi là khu vực có tầm quan trọng toàn cầu lâu dài và cần phải thực hiện đầu tư tương xứng. Bắc Kinh mở rộng dấu chân mình tại châu lục này nhằm tăng cường kiểm soát các điểm tắc nghẽn hậu cần như vùng eo biển Bab al-Mandab và cân bằng dòng chảy các nguồn tài nguyên như dầu, khí đốt và nước. Khả năng gia tăng ảnh hưởng thương mại, quá trình vận chuyển hàng hóa giúp Trung Quốc có cơ hội nhiều hơn sau chính sách vươn tới châu Phi của nước này. Ít nhất, động thái này khiến Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quan trọng.
Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng của mình ở Sừng châu Phi (khu vực bán đảo ở cực đông của lục địa châu Phi, bao gồm các quốc gia như Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia) có khi nào làm suy yếu ảnh hưởng của Washington ở khu vực này. Tuy nhiên, Washington không cần thiết phải cạnh tranh đồng đôla hay quân đội với Trung Quốc để khẳng định vai trò ở vùng Sừng châu Phi. Hành động đơn thuần đại diện cho các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ có lẽ đã đến lúc thay đổi, đặc biệt ở Ethiopia.
Đối tác của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Washington là Ethiopia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abiy Ahmed.
Tờ Washington Post cũng đặt ra giả thuyết dự báo khả năng tồn tại thêm xung đột tại châu Phi trong các năm tới. Nhiều nhà phân tích dự đoán khả năng các siêu cường lớn như Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu tăng tốc các chiến lược mới ở khu vực này kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Một số chuyên gia khác lại cho rằng, các xung đột tại châu Phi là điều không thể tránh khỏi và ý tưởng về một cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường mới nhiều khả năng sẽ trở thành trung tâm trong chính sách của Mỹ ở châu Phi. Theo các chuyên gia, trong khi Nga gia tăng ảnh hưởng tại châu lục này liên quan đến vấn đề tài nguyên thiên nhiên thì Trung Quốc tập trung vào cơ sở hạ tầng và Mỹ nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính điều đó là các bằng chứng cho thấy sự cạnh tranh gia tăng ảnh hưởng của các siêu cường trên thế giới tại châu Phi.
Xét ở khía cạnh Bắc Kinh, nước này đã có khoảng 20 năm nỗ lực phối hợp xây dựng ảnh hưởng và liên minh với các quốc gia châu Phi. Hầu hết các phân tích về những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi đặt ra hai mục tiêu chính: xây dựng thị trường bổ sung cho hàng hóa của Trung Quốc nhằm tối ưu hóa nguồn cung cho thị trường này đồng thời thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, định hình lại các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp ở châu Phi.
Theo tờ Washington Post, Trung Quốc đang đánh cược rằng, bằng cách xây dựng các mối quan hệ và chuyển giao kỹ năng, triển vọng dài hạn về quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia Châu Phi sẽ tốt hơn nhiều so với việc theo đuổi mô hình viện trợ truyền thông giống như đã làm.
Giới quan sát cho rằng, Ethiopia – vốn là quốc gia cực kỳ thân Mỹ được xem là bức tường thành vững chắc đối phó với ảnh hưởng mạnh mẽ toàn cầu của Trung Quốc. Hiện trạng của Ethiopia bao gồm ba kịch bản. Một là Mỹ khả năng sẽ tiếp tục đầu tư hàng trăm triệu đôla viện trợ cho quốc gia này. Thứ hai, việc Ethiopia thân thiện với Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng trong khu vực địa chiến lược trên thế giới. Ở kịch bản thứ ba, Washington sẽ tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền ông Abiy phải tuân thủ hiến pháp của Ethiopia.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc củng cố liên minh Mỹ chưa bao giờ quan trọng hơn đối với cả Washington và các đối tác như lúc này trước sự gia tăng thách thức từ phía Trung Quốc. Mỹ không thể thúc đẩy lợi ích khu vực ở sừng châu Phi nếu Ethiopia tồn tại các bất ổn liên tục và nhìn thấy các khó khăn. Bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng ngân sách quốc phòng của Mỹ trong tương lai sẽ cần phải cắt giảm bù đắp chi tiêu do dịch bệnh gây ra. Bằng việc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách, Mỹ sẽ ngày càng cần thiết phải dựa vào các đồng minh để thúc đẩy lợi ích của nước này. Trong thời gian dài, Mỹ liên tục cạnh tranh với Trung Quốc về gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Và chắc hẳn, vùng Sừng châu Phi vẫn vô cùng quan trọng đối với Mỹ.