• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sức mạnh Nga tại Bắc Cực: "Nhiệm vụ bất khả thi"?

Thế giới 31/01/2019 10:49

(Tổ Quốc) - Sức mạnh quân sự của Nga tại Bắc Cực vẫn chưa hoàn toàn như thời Chiến tranh Lạnh.

Một cuộc xung đột với Nga ở Bắc Cực không có khả năng diễn ra trong tương lai gần, theo Ben Barry, chuyên gia cao cấp về tác chiến trên bộ tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS.

Sức mạnh quân sự của Nga trong khu vực vẫn chưa hoàn toàn như thời Chiến tranh Lạnh và trong thời gian ngắn, tôi không nghĩ là điều đó (kịch bản xung đột-pv) có khả năng, ông Barry nói với Forces News.

Ngay lập tức, không thể có nhiều điểm nóng chớp nhoáng với Nga như trường hợp Ukraine, theo ông Berry.

Lấy Na Uy làm ví dụ, ông nói thêm rằng mặc dù căng thẳng quân sự, nước này vẫn có thể có quan hệ tốt với Nga về một số vấn đề nhất định.

"Ngay lúc này, mặc dù Na Uy là thành viên NATO và đã ngừng mọi liên lạc quân sự với Nga sau năm 2014, nhưng người Na Uy nói với chúng tôi rằng họ vẫn có quan hệ tốt với Nga về việc quản lý biên giới trên bộ. Và cũng vấn đề đánh bắt cá. Vì vậy, tôi không thấy rằng đây là một điểm đặc biệt có thể xảy ra cọ sát ", ông nói.

Cọ xát về tài nguyên

Tuy nhiên, khi vai trò của Bắc Cực ngày càng quan trọng, bạn có thể nhìn thấy sự cọ xát về các nguồn tài nguyên, trong đó có về vấn đề biên giới trên biển, theo ông Berry.

Bắc Cực, như ông dự đoán, sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại toàn cầu và Anh sẽ cần phải tiếp tục tham gia vào khu vực này vì liên minh của họ với các nước Scandinavi.

Đồng minh NATO của chúng tôi, Na Uy, cảm thấy bị Nga đe dọa đôi chút sau khi họ thay đổi lập trường vào năm 2014. Ngoài ra, người Nga đang mở cửa trở lại, tái kích hoạt và tái bố trí lực lượng tới các căn cứ Bắc Cực trước đây của họ.

Sức mạnh Nga tại Bắc Cực: Nhiệm vụ bất khả thi? - Ảnh 1.

Nga đang hướng sự chú ý về Bắc Cực. (Nguồn: Russian MOD)

Các đối tác quân sự của chúng tôi, Thụy Điển và Phần Lan, cũng cảm thấy bị đe dọa.

Ngoài ra, khu vực Bắc Cực sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Nga, nền kinh tế toàn cầu và cả nền kinh tế Anh. "Lí do cho điều này là việc băng tan tại Bắc Cực sẽ dễ dàng cho các tàu chở dầu, chở hàng sẽ di chuyển qua vùng phía bắc nước Nga".

Chiến lược Bắc Cực mà Anh đang thực hiện nên được tiếp tục, ông nói thêm.

Điều quan trọng đối với ông Barry là Vương quốc Anh tiếp tục xây dựng các liên kết với Na Uy cũng như với Thụy Điển và Phần Lan.

Đây không phải là một chiến lược mà các thông báo lớn bắt mắt về nó làm tăng thêm giá trị. Thay vào đó, gia tăng dần sự hiện diện của Vương quốc Anh ở Bắc Cực nên được dựa trên những gì họ đã làm và các mối quan hệ tốt đẹp mà họ có được với Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

Liên kết quân sự chặt chẽ

Một phần của chiến lược đó nên là khóa huấn luyện của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh ở Na Uy - một hoạt động đã dần bị lãng quên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Thủy quân lục chiến Hoàng gia đã thực hiện một khóa huấn luyện cao cấp tại Bắc cực vào mỗi mùa đông trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, thực tế đã trôi đi khi căng thẳng kết thúc, ông Barry nói.

Khóa huấn luyện này đã bị ngừng lại sau Chiến tranh Lạnh và dĩ nhiên, từ năm 2006 đến 2012, Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã chuyển sang thực hiện cam kết mạnh mẽ với Afghanistan.

"Dù đang có sự gia tăng huấn luyện lực lượng Anh tại Na Uy nhưng chưa thể đạt mức như Chiến tranh Lạnh", ông Berry cho biết.

Lực lượng vũ trang Na Uy, theo ông Barry, sẽ không thể chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga, và vì vậy rất coi trọng các liên kết quân sự chặt chẽ như vậy.

"[Lực lượng vũ trang Na Uy] tuy có quy mô nhỏ nhưng công nghệ tương đối cao và họ được đào tạo bài bản. Họ sống tại môi trường đó và biết rõ địa hình như trong Chiến tranh Lạnh. Điều đó có lẽ đủ để ngăn chặn Nga thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu".

Tuy nhiên, như điều mà cuộc tập trận Trident Juncture cho thấy, để đẩy lùi một cuộc tấn công toàn diện của Nga, quốc gia Scandinavi này sẽ cần quân tiếp viện từ NATO.

Nhà phân tích về chiến tranh này tin rằng sự hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực vẫn chưa hoàn toàn như trong Chiến tranh Lạnh.

"Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, họ cho phép sự hiện diện quân sự đáng kể của họ ở Bắc Cực và nhiều căn cứ ở Bắc Cực của họ biến mất. Họ đã ngừng đầu tư vào chúng.

Hiện tại, họ tuyên bố rằng họ đã tái đầu tư nhưng họ chưa đạt được mức độ năng lực mà họ có trong Chiến tranh Lạnh. Và họ vẫn còn một chặng đường dài để xây dựng lại điều đó.

Ngoài ra, Hải quân Nga đã được đầu tư ít hơn so với Lục quân, Không quân và lực lượng hạt nhân. Đây có lẽ là khu vực ít sẵn sàng nhất và ít khả năng nhất của lực lượng Nga.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ