(Tổ Quốc) -Có nhiều vấn đề tồn tại trong ngoại giao tam giác Nga-Trung-Mỹ
Tam giác ngoại giao mang tính lịch sử
Việc can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến Moscow phải chịu nặng nề hình phạt của phương Tây và đưa Nga tìm kiếm quan hệ với Trung Quốc. Quá trình hợp tác giữa Nga-Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa các căng thẳng gia tăng của hai nước đối với Mỹ trong chính quyền cựu Tổng thống Obama. Mặc dù, Nga và Trung Quốc không có tuyên bố chính thức nào là đồng minh của nhau nhưng rõ ràng điều này cũng không mang lại lợi ích nào cho Mỹ.
Chiến thắng của tân Tổng thống Donald Trump tại bầu cử Mỹ, các động thái “thân” Nga của ông Trump có thể tạo khoảng cách cho quan hệ Moscow and Bắc Kinh hay không? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
John Mearsheimer, người theo thuyết thực tế cho rằng: “nếu Washington có quan điểm tích cực với Moscow sẽ là động lực thôi thúc Nga tham gia liên minh vững mạnh chống lại Trung Quốc”.
Các quan điểm của Mearsheimer đều dựa trên tiêu chí thực tế và chỉ ra mối quan hệ tam giác của ba siêu cường thế giới Mỹ-Nga và Trung. Theo đó, sẽ là lô-gic khi Tổng thống Trump muốn theo đuổi phong cách ngoại giao của Kissinger nhằm tìm kiếm sự hợp tác với Nga. Mỹ-Nga sẽ là sức mạnh cân bằng và chống lại một siêu cường lớn mạnh là Trung Quốc.
Trở ngại nào cho quan hệ tam giác?
Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, khuynh hướng này có thể sụp đổ bởi nhiều lý do.
Đầu tiên, ý thức chia cắt quan hệ Trung Quốc và Xô-Viết vào cuối những năm 1950 và 1960 không còn tồn tại ngày nay. Cạnh tranh về địa lý giữa Nga-Trung đã giảm đi rất nhiều bởi vì Nga – không giống như thời kỳ Xô-Viết là siêu cường đứng thứ 2 châu Á. Vì vậy, Trump sẽ khó có thể thuyết phục Nga xa rời Trung.
Chắc chắn rằng, quan hệ Nga-Mỹ chỉ có thể là nỗ lực chung trên mặt trận chống lực lượng khủng bố ISIS. Tuy nhiên, rất ít nhà phân tích cho rằng, cải thiện mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ đẩy Moscow xa dời Bắc Kinh.
Cựu Tổng thống Nixon đã từng phải đối mặt với nhiều khó khăn giống như tân Tổng Trump hiện tại. Trong quá khứ, quan hệ Xô-Viết và Trung Quốc đã chìm trong cuộc chiến căng thẳng. Lorenz M. Lüthi, tác giả cuốn sách “The Sino-Soviet Split: Cold War in the Communist World” (Chia cắt Trung Quốc-Xô Viết: Chiến tranh lạnh trong thế giới cộng sản) đã trình bày chi tiết về mức độ căng thẳng leo thang và bất đồng quan điểm ý thức hệ trong những năm 1950 trong quá trình xây dựng mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa.
Nga-Trung của hiện tại
Mặc dù duy trì các điểm riêng nhưng cả Nga và Trung Quốc đều phải chịu sức ép lớn từ phương Tây. Moscow và Bắc Kinh đều có tính ảnh hưởng trong quá trình toàn cầu hóa. Họ có thể mang đến sự bất ổn trong các cuộc cách mạng đầy màu sắc và dường như có thể phát triển dựa vào nhau trong hệ thống chính trị “không phương Tây”
Cả Bắc Kinh và Nga đều hiểu về mối đe dọa này. Các nhà quan sát phương Tây thường lờ đi sự lan tỏa của truyền thông Nga và Trung Quốc thông qua tuyên truyền chủ nghĩa độc đoán.
Quan hệ Trung-Nga ngày nay không gần gũi như những năm 1960 và 1970. Trước đây, Moscow và Bắc Kinh luôn có nhiều sự đồng thuận đối mặt với các thách thức an ninh thế giới. Hiện tại, mục tiêu chiến lược hai nước dường như có sự can thiệp của Mỹ, châu Âu và đồng minh châu Á.
Mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc tập trung vào Đông Á, duy trì sự kiểm soát đối với Đài Loan và ra tăng sức mạnh hải quân Biển Đông. Rào cản lớn nhất của Trung Quốc là sự lớn mạnh của hải quân Mỹ và liên minh sức mạnh giữa Úc, Nhật và Mỹ. Rào cản chính của Nga là Đông Âu và Liên minh NATO mà Mỹ đứng đầu.
Viện nghiên cứu an ninh Liên minh châu Âu đã đưa ra nghiên cứu quan hệ Trung-Nga thông qua cuộc phỏng vấn với chuyên gia an ninh Trung Quốc.
“Trung Quốc cảm thấy căng thẳng trong vấn đề Biển Đông và Nga cảm thấy sức ép từ NATO. Nga đang đối mặt với lo lắng từ hệ thống tên lửa chống đạn đạo tại Romania và Ba Lan trong khi Trung Quốc đối mặt sức ép quân sự của Hàn Quốc và Nhật Bản.”, các chuyên gia nhấn mạnh.
Trong khi NATO dàn trải sức mạnh về phía Đông thì Mỹ lại tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.Thách thức về ý thức và địa lý của phương Tây đã thôi thúc sự hợp nhất của Nga và Trung Quốc vì mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh tăng cường sau khi phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt vào Nga năm 2014. Vào tháng Năm, 2014, Moscow đã ký hợp đồng với Bắc Kinh để xuất khẩu nguyên liệu gas Siberian sang Trung Quốc.Cả hai quốc gia đã thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại và phát triển hợp tác năng lượng.
Về lâu dài, quan hệ đôi bên đều có lợi. Nga siết chặt đầu tư Trung Quốc và thu nhiều lợi nhuận. Trung Quốc đa dạng các nguyên liệu năng lượng và tìm được nguồn cung năng lượng mới từ Nga.
Thúc đẩy quan hệ quân sự cũng là một tiêu chí khác trong quan hệ Nga-Trung. Trao đổi vũ khí giúp Nga khắc phục sự suy thoái kinh tế và giúp Trung Quốc hiện đại hóa sức mạnh quân sự.
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, Trung-Nga có thể đã che dấu các căng thẳng giữa họ bởi động thái Trung Quốc mở rộng thị trường sang Trung Á và Nga bán vũ khí giá rẻ cho các đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng không có lợi cho Mỹ khi Mỹ và châu Âu thành công trong việc phá vỡ các giao kèo vũ khí giữa Nga với Ấn Độ và Việt Nam cũng không chấm dứt căng thẳng giữa Nga và Trung Quốc.
Washington có nên bắt tay với Bắc Kinh và Moscow?
Washington khó khăn trong việc chia rẽ Trung Quốc và Nga sẽ giảm đi “áp lực hất ra” một bên . Moscow và Bắc Kinh trở nên bền chặt dười thời cựu Tổng thống Barack Obama. Mặc dù có nhiều căng thẳng giữa Mỹ-Trung nhưng quan hệ hai nước vẫn duy trì ở một số lĩnh vực.
Điều này cho thấy rằng, Washington và Bắc Kinh liên tục có quan hệ đặc biệt trong các vấn đề quốc tế. Mặc dù bất đồng quan điểm là không thể tránh khỏi, Bắc Kinh vẫn nỗ lực duy trì quan hệ với Washington. Trung Quốc đang duy trì chính sách ngoại giao giống thời cựu Tổng thống Mỹ Nixon trong những năm 1970. Bắc Kinh muốn gần cả hai siêu cường của thế giới, duy trì tam giác chiến lước mà không phải chỉ là quan hệ song phương đơn thuần với một quốc gia lớn mạnh nào đó.
Sẽ là khôn ngoan nếu ông Trump nắm bắt sự kết nối “vững chắc” của Nga-Trung để khai thông quan hệ với cả Bắc Kinh và Moscow. Rõ ràng, sự kết nối tam giác sẽ có lợi gấp đôi cho Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Trump nên nhìn nhận “lợi nhuận chia đều” cho quan hệ tam giác này. Cam kết trong phương thức ngoại giao tam giác chỉ ra rằng, Washington không có quyền can thiệp vào chính trị quốc tế. Trong quan hệ này, cả Nga và Trung sẽ không phải lo lắng về “suy nghĩ và phản ứng” của Mỹ. Khi cả Moscow và Bắc Kinh có thể xem Mỹ là đồng minh cho mục tiêu và quyền lợi thì quan hệ tam giác của thế giới sẽ là điều có thể.
(Theo Diplomat)