• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tên lửa hạt nhân Triều Tiên “bùng” sức nóng G20

Thế giới 07/07/2017 19:00

(Tổ Quốc) - Tổng thống Donald Trump đã thể hiện phản ứng mạnh mẽ trước vụ thử tên lửa Triều Tiên  ngày 4/7 và chỉ ra mối đe dọa tên lửa hạt nhân.

Sức nóng Triều Tiên trước G20

Theo các chuyên gia, vụ thử tên lửa của Triều Tiên ngày 4/7 được cho là tên lửa đạn đạo và là mối đe dọa lớn nhắm vào lục địa Mỹ trong thời gian tới. Phía Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tổng thống Trump đã có bài  phát biều tại Ba Lan. Ảnh:Reuters

Nói trong buổi họp báo với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, ông Trump đã tuyên bố, Triều Tiên là một thách thức và chúng ta cần phải đối đầu.

Ông Trump cho biết, Mỹ đang cân nhắc một vài hành động đối phó với Triều Tiên, tuy nhiên, sẽ không định hình các “ranh giới đỏ” giống như những gì cựu Tổng thống Barack Obama đã từng làm cũng như không tiến tới cuộc tấn công vũ khí hóa học giống như tình hình đã từng xảy ra ở Syria.

“Triều Tiên đã có thói quen hành động rất nguy hiểm và cả thế giới đã thấy”, ông Trump cho biết.

Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis cũng đã cho rằng, vụ thử tên lửa sẽ không đi đến chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên và nhấn mạnh nỗ lực ngoại giao của Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp quân sự nếu cần thiết. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bắt đầu. Chính sách ngoại giao đối với Bình Nhưỡng đã thất bại”, ông Mattis đã nói với báo chí tại Lầu Năm Góc.

Ông Mattis đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng quốc phòng Han Min-koo vào ngày 6/7, tái khẳng định cam kết của Washington đối với đồng minh lớn là Hàn Quốc và hứa hẹn chung tay giữa hai nước đối phó với Bình Nhưỡng.Vấn đề hiện tại có lẽ là thách thức trong chính sách ngoại giao và sức ép đối với Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Trung Quốc đã liên tục kêu gọi động thái kiềm chế nhưng lại chưa có bất kỳ động thái nào về các biện pháp đối phó với Triều Tiên.

Phó Bộ trưởng tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho biết, trong khi Trung Quốc  có tuân thủ với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc thì Mỹ không nên sử dụng luật áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty Trung Quốc.

Vào ngày 6/7, các tài liệu của tòa án cho thấy, Mỹ đang cố gắng để chiếm đoạt hàng triệu đôla từ các công ty liên quan đến Triều Tiên, bao gồm quân đội và 8 ngân hành quốc tến lớn.

Trong khi đó, phía Nga đã phản đối các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc lên Triều Tiên khi cho rằng tên lửa mà Triều Tiên phóng thử ngày 4/7 là tên lửa tầm trung chứ không phải là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Washington tuyên bố.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Haley đã chỉ trích sự miễn cưỡng của Nga về vấn đề Triều Tiên bởi trước đó, phần lớn các chuyên gia quan sát và đánh giá tên lửa Triều Tiên là tên lửa ICBM và dự liệu khả năng có thể phóng đến Alaska của Mỹ.

“Nếu đại diện phía Nga vẫn chưa xác định rõ về loại tên lửa này trong khi cả thế giới đều nhìn thấy điều đó, tôi sẵn sàng cung cấp thông tin chứng minh đây là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”, bà Haley nói trước Hội đồng bảo an LHQ.

Trước đó, Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM và Mỹ khẳng định điều này hoàn toàn đúng.

“Động thái tồi”

Tổng thống Trump đã có chuyến bay đế Hamburg vào ngày 6/7 tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20.

Trước đó, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter: “Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã đi được 40% trong Quý I. Chúng ta hãy cùng đưa quan hệ này lên tầm cao mới”.

Ông Trump cũng không đưa ra bất kỳ bình luận nào về Trung Quốc trong chuyến thăm Ba Lan, nhưng lại kêu gọi các quốc gia khác nên có thêm các hành động đối phó với Triều Tiên.

“Tống thống Ba Lan Duda và tôi liên tục kêu gọi các quốc gia cùng chung tay đối phó với mối đe dọa toàn cầu và chỉ trích các hành động tồi tệ của Triều Tiên”, ông Trump cho biết.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã nói trước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 5/6 rằng, Mỹ sẽ tiến tới các đề xuất về lệnh trừng phạt mới lên Hội đồng bảo an trong những ngày tới. Nếu trong trường hợp Nga và Mỹ không có tiếng nói chung, Mỹ sẽ đi theo cách riêng của mình.

Các nhà ngoại giao cho biết, Bắc Kinh chưa có hành động mạnh mẽ đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, theo các quan chức Mỹ, Mỹ có thể tiến tới các lệnh trừng phạt vào các công ty Trung Quốc tiếp tục có quan hệ với Triều Tiên, đặc biệt là các ngân hàng giống như những gì Washington đã gây sức ép đối với Iran nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ