• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tham vọng hạt nhân kiên định của Triều Tiên khiến Mỹ tính đến các lựa chọn đối sách

Thế giới 20/01/2021 10:48

(Tổ Quốc) - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định vẫn tiếp tục thể hiện kiên định các chương trình hạt nhân của nước này.

Tăng cường trừng phạt

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim đã thông báo trong tuần trước tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII kế hoạch tăng cường các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tinh vi. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng khẳng định sẽ phát triển các loại vũ khí chiến thuật sử dụng trên chiến trường và vũ khí hạt nhân nhằm đối phó với các thách thức bên ngoài.

Tham vọng hạt nhân kiên định của Triều Tiên khiến Mỹ tính đến các lựa chọn đối sách - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Trong cuộc diễu hành kết thúc Đại hội Đảng, quân đội Triều Tiên đã phô diễn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Thông điệp của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã quá rõ ràng. Hiện tại Bình Nhưỡng cần các loại vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ cho dù ở trong chính quyền nào. Giới quan sát nhận định kế hoạch tham vọng hiện đại hóa kho hạt nhân của Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ rất đắt đỏ trong bối cảnh kinh tế nước này vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Triều Tiên đã cắt đứt mọi giao thương với Trung Quốc trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh phức tạp nhằm ngăn sự lây nhiễm của bệnh Covid-19. Động thái này khiến kinh tế của Bình Nhưỡng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết vào thời điểm này.

Kinh tế Triều Tiên đang rơi vào tình trạng khó khăn bởi hạn chế trong nguồn cung lương thực. Ông Kim vẫn kiên định vai trò hạt nhân của Triều Tiên khiến kinh tế nước này càng thêm khó khăn. Giới quan sát bày tỏ nghi ngờ về khả năng trừng phạt của Mỹ chưa đủ mạnh để khiến Bình Nhưỡng phải nhượng bộ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác không đồng ý với quan điểm này. Họ xem đây là cơ hội. Kinh tế Triều Tiên được đánh giá là mong manh nhưng họ tin rằng thời gian này bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào cũng có thể làm tê liệt chương trình hạt nhân mà nước này theo đuổi.

Theo CNN, kế hoạch của Triều Tiên sẽ chứng minh thách thức lớn đối với ông Biden. Giống như các lãnh đạo tiền nhiệm của Mỹ là hai cựu Tổng thống Barack Obama và George W. Bush thì người kế nhiệm của Mỹ tiếp theo có thể sẽ tăng cường các chính sách ngoại giao cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.

Áp lực tối đa

Trước khi Tổng thống Trump đồng ý tham gia thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào năm 2018 thì chính quyền của ông đã từng gây áp lực tối đa với Triều Tiên. Mục tiêu của Mỹ là sử dụng kết hợp trừng phạt, ngoại giao và các biện pháp cưỡng chế khác nhằm thuyết phục ông Kim Jong-un dỡ bỏ hoàn toàn các vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo.

Khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và bom hạt nhân vào năm 2017 thì chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường các biện pháp với nước này. Phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc đã vận động thành công Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết trừng phạt với Triều Tiên. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình gia tăng áp lực với hệ thống tài chính toàn cầu nhằm trừng phạt đơn phương với Bình Nhưỡng. Washington cũng đã vận động thành công với các đối tác Mỹ đóng cửa các đại sứ quán của Bình Nhưỡng ở nước ngoài.

Vào cuối năm 2017, Triều Tiên đã bị cấm tham gia hầu hết các hoạt động thương mại quốc tế. Ngay cả khi đồng minh lâu năm của Triều Tiên là Trung Quốc ủng hộ phán quyết của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, diễn biến đó không kéo dài. Khi Tổng thống Trump chuyển hướng sang ngoại giao với Bình Nhưỡng vào năm 2018. Mỹ đã hạn chế gây áp lực với Triều Tiên. Tại thượng đỉnh Singapore, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có các thảo luận về các vấn đề trừng phạt cũng như nhắc đến vấn đề phi hạt nhân hóa.

Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Evans Revere nhận định khả năng chính quyền mới của Mỹ là ông Joe Biden sẽ phải nghiêm túc xem xét lại mô hình gây áp lực tối đa với Triều Tiên, có thể đó tiếp tục lại là các biện pháp cứng rắn hơn và cô lập hơn với nước này.

"Áp lực tăng cường bằng các trừng phạt cộng với các áp lực ngoại giao, kinh tế, ngân hàng và quân sự đối với Triều Tiên chắc chắn sẽ làm lung lay nền tảng chế độ này, đặc biệt khi chúng ta thấy rằng chính quyền Triều Tiên đang phải chịu cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử", ông Revere cho biết.

Theo ông Revere và một số chuyên gia ủng hộ lệnh trừng phạt của Washington với Bình Nhưỡng, các công cụ trong kho vũ khí của Mỹ gây áp lực với Triều Tiên nên tiếp tục. Chính quyền ông Joe Biden có thể tăng cường áp lực đóng cửa các công ty thương mại của Triều Tiên đồng thời nhằm mục tiêu vào các ngân hàng Trung Quốc gây áp lực cho Bình Nhưỡng.

Theo CNN, lịch sử đã chỉ ra rằng Triều Tiên luôn đặt ra ưu tiên hàng đầu là chương trình vũ khí hạt nhân.

Hiện tại, những điều này không hẳn mang đến điều tồi tệ cho Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới phân tích tin tưởng rằng tình hình kinh tế nước này đang rơi vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng kể từ nạn đói. Dịch bệnh, thiên thai và trừng phạt đã kéo kinh tế Triều Tiên gần như xuống vực thẳm trong năm 2020.

Ông John Delury, Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Yonsei cho rằng đây có thể là lời nhắc nhở với chính quyền ông Biden trong thời gian tới, khẳng định rằng bất kỳ áp lực kinh tế nào cũng không khiến Triều Tiên bị ảnh hưởng.

"Triều Tiên có thể chịu đựng kinh tế suy thoái để giảm nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, nước này sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân", ông Delury khẳng định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ